Table of Contents Table of Contents
Previous Page  19 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 19 / 92 Next Page
Page Background

19

tôi thiết kế toàn bộ trang phục của triều

đình là màu đen, thể hiện sự tối tăm, mờ

ám, trì trệ. Còn toàn bộ trang phục của

phía bên Tả quân Lê Văn Duyệt là màu

đỏ, màu của sự đổi mới, cấp tiến, chính

nghĩa”. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Trần

Quang Đức lại cho rằng, phục trang lịch

sử, nhất là phim xây dựng trên những

câu chuyện có thật, trước tiên cần phải

tôn trọng lịch sử.

Sáng tạo bao nhiêu là phù hợp?

Đã làm phim hay dựng tuồng về lịch

sử thì điều đầu tiên là cần phải tôn trọng

lịch sử. Chúng ta có quyền sáng tạo cho

đẹp hơn, hấp dẫn hơn tùy vào bối cảnh

của điện ảnh hoặc sân khấu, tuy nhiên

vẫn phải trên cơ sở tôn trọng lịch sử.

Tuy nhiên, đây cũng là những tác phẩm

nghệ thuật nên đạo diễn và thiết kế mĩ

thuật vẫn có quyền nâng tầm thẩm mĩ

để hấp dẫn người xem. Nghệ

sĩ Kim Phượng, người đã có

hơn 40 năm may trang phục sân

khấu, cho biết: “Khi làm trang

phục cho phim thì phải tôn trọng

lịch sử tới 80%, mình chỉ được

thay đổi một số họa tiết và màu

sắc. Còn trang phục sân khấu thì

được quyền sáng tạo tới 40%, có thể

thêm vào một số chi tiết để tạo hiệu

ứng sân khấu. Ví dụ như trang phục

của Thái hậu Dương Vân Nga, theo

đúng nguyên mẫu lịch sử chỉ mặc áo

dài và đội mấn, nhưng khi lên sân khấu

chúng ta được quyền đính thêm kim

tuyến, cài thêm trâm, thêm phụng...”

Chia sẻ về những lo lắng thường trực

của phim cổ trang về những trang phục

lai căng, không thuần Việt, đạo diễn Trần

Lực cho rằng, việc dư luận ngộ nhận

như vậy là do những người làm phim,

người quản lí bởi chúng ta không tuyên

truyền nhiều về trang phục truyền thống

Việt Nam. Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân

lại thẳng thắn: “Bên cạnh sự thuần Việt

thì còn cần phải đẹp. Nghệ thuật phải

đặt tính thẩm mĩ lên hàng đầu trên cơ sở

cái đúng, chứ không phải mô phỏng lại

cái đúng mà không có thẩm mĩ”. Tiến

sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm

nghiên cứu tiền sử Đông Nam, đồng

tình: “Chúng ta làm phim lịch sử chứ

không phải làm phim tư liệu. Mục đích

là chuyển tải được một khối lượng tư

liệu lịch sử qua ngôn ngữ điện ảnh, chứ

không thể bắt người làm phim phải phục

hồi nguyên vẹn lịch sử thời đó.”

Cần sự quan tâm thích đáng

Giải thưởng Oscar danh giá đã dành

riêng một hạng mục để vinh danh những

người thiết kế trang phục. Đáng buồn là

ở nước ta, những người theo nghề này

không có nhiều, lại không có danh phận

rõ ràng, nên ngày càng mai một. “Đa số

những người làm nghề hiện nay không

được đào tạo bài bản, họ làm bằng kinh

nghiệm, bằng thói quen, và cũng rất

ít người trụ lại được lâu dài,” họa sĩ

Nguyễn Thu Hà, Phó Trưởng khoa Thiết

kế mĩ thuật, Trường Đại học Sân khấu -

Điện ảnh cho biết.

Ở TPHCM hiện nay, những người

may trang phục sân khấu trụ được với

nghề chỉ còn lại một số ít như: Công

Minh, Yến Phương, Kim Phượng, Bảo

Ly. Họ đều là những nghệ sĩ tuồng cổ,

gia đình có nhiều đời gắn bó với nghệ

thuật truyền thống. Thời cải lương hưng

thịnh, các nghệ sĩ nổi tiếng đặt may đồ

riêng rất nhiều. Bên cạnh đó, thị trường

chủ yếu của họ còn là cho các đoàn hát,

đoàn làm phim cải lương, ca nhạc, phim

truyện truyền hình, các trường sân khấu,

những hội diễn văn nghệ, những chương

trình sân khấu hóa... thuê. Ở thời điểm

hiện nay, họ chật vật lắm mới giữ được

nghề, chủ yếu là vì đam mê và cũng vì

tiếc nuối những giá trị văn hóa dân tộc.

Gần 40 năm gắn bó với nghề may

phục trang sân khấu, những bộ trang

phục độc đáo do nghệ sĩ Kim Phượng

thiết kế đã góp phần không nhỏ làm

nên tên tuổi của các ngôi sao sân khấu

như: Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Kim Tử

Long, Ngọc Huyền, Vũ Linh… Phục

trang Kim Phượng đã trở thành địa chỉ

quen thuộc với giới nghệ sĩ sân khấu

Sài Gòn xưa và nay. “Thời sân khấu

hưng thịnh, Bầu gánh phải may đồ

cho diễn viên, mỗi khi dựng vở mới là

may trang phục mới. Giờ đây chủ yếu

là tận dụng đồ có sẵn hoặc đi thuê về

mặc”, nghệ sĩ Kim Phượng cho biết.

Để sống được với nghề, bà mở thêm

dịch vụ cho thuê phục trang, linh động

theo từng mùa: “Tôi làm đa dạng các

loại phục trang, ai cần gì là có

đó, chủ yếu là lấy công làm lãi, cố

gắng để bám lấy nghề”.

Các bộ phim như

Tây Sơn hào kiệt,

Đoạn trường Nam Ai, Cổ tích Việt

Nam

… và rất nhiều chương trình truyền

hình đều sử dụng trang phục của nghệ

sĩ Kim Phượng. Hào hứng là thế khi nói

về cái nghiệp đã trót mang gần cả cuộc

đời, nhưng khi được hỏi về đội ngũ kế

cận thì bà lại khá ưu tư: “Làm nghề này

tốn rất nhiều công sức, bỏ ra tiền triệu

nhưng lại thu về từng đồng. Giới trẻ

hiện nay không ai muốn làm, ngay các

con tôi cũng không chịu làm. TP Hồ Chí

Minh bây giờ cũng chỉ còn vài người cố

trụ lại với nghề. Thôi thì mình cứ cố hết

sức, lúc nào không làm nổi nữa thì đành

phải buông thôi”.

Thu Trang

Trang phục Chúa Nguyễn Phúc Tần trong

phim

Mỹ Nhân

Trang phục trong phim

Về đất Thăng Long