23
Đầu tiên là việc xác minh lại tính
chân thực của các hiện vật. Mặc dù
nhiều hiện vật được biết đến như là
huyền thoại, ví dụ như “cây gậy Trường
Sơn”. Tuy nhiên, khi bắt tay vào triển
khai, chúng tôi phải làm rõ: liệu nó có
thực sự tồn tại như người ta vẫn nghĩ
hay không? Chủ nhân của hiện vật còn
sống hay đã mất? Nếu còn sống thì
liệu có còn đủ minh mẫn để tham gia
cùng chương trình? Vì rõ ràng, sau 60
năm, những người lính gắn với đường
Trường Sơn huyền thoại cũng không
còn trẻ nữa. Thực tế là chúng tôi đã
gặp phải một số hiện vật mà tính chân
thực không cao, nên buộc phải tìm
hiện vật khác để thay thế. Một khó
khăn khác cũng phải kể đến chính là
độ tuổi của các nhân chứng. Rất nhiều
bác đã bước qua tuổi 90. Chính vì vậy
mà quá trình ghi hình, ekip cũng cần
phải thực hiện khoa học và nhanh gọn
nhất. Việc tuyển chọn các bạn trẻ tham
gia trải nghiệm cũng phải tính toán kĩ.
Ví dụ: Tập nói về kỉ vật là cây đàn ghita
thì người trải nghiệm là một bạn yêu
thích âm nhạc, biết chơi đàn; Tập nói
về cây kéo của lực lượng quân y thì
nhân vật trải nghiệm là một bạn sinh
viên ngành y, thích tìm hiểu về lịch
sử… Sự gần gũi trong lĩnh vực mà các
bạn đang theo đuổi sẽ giúp họ cảm
nhận rõ hơn những cống hiến của thế
hệ trong chiến tranh.
Vậy có tiêu chí nào để lựa chọn
các kỉ vật và các nhân vật xuất hiện
trong series kí sự này?
Trong suốt 16 năm kháng chiến
(1959 - 1975), đường Trường Sơn đã
dệt nên biết bao huyền thoại. Huyền
thoại đó mang hình hài trên hàng trăm
ngàn hiện vật được trưng bày rải rác
trong nhiều hệ thống bảo tàng tại Việt
Nam. Vì vậy, 10 tập kí sự với 10 câu
chuyện kể từ 10 hiện vật làm sao để có
thể nói hết những bi tráng, hào hùng
của những năm tháng “xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước”, chúng tôi cố gắng
làm sao lựa chọn
những hiện vật mang
tính đại diện nhất.
Nói một cách khác là
khi nhắc đến đường
Trường Sơn, người
ta sẽ nhắc đến, nhớ
đến những hiện vật
này. Với hướng suy
nghĩ như vậy, chúng
tôi đã lựa chọn được
10 hiện vật đặc trưng
nhất, gắn với hình
ảnh của bộ đội
Trường Sơn. Đó là
cây đàn ghi ta, là
chiếc võng, cây gậy
Trường Sơn, chiếc
xe đạp hay những cánh thư
Trường Sơn…
Nhìn lại lịch sử qua lăng kính
của các bạn trẻ và qua các hiện vật
lịch sử, thông điệp mà ekip muốn
truyền tải là gì, thưa chị?
Thời gian sẽ trôi đi, mọi sự vật cũng
đổi thay nhưng rõ ràng, Trường Sơn là
nơi chứa đựng những giá trị lịch sử
trường tồn với những con người ngay
cả khi đã trở về với cát bụi vẫn lấp lánh
tỏa sáng. Trân trọng tất cả những đóng
góp, hi sinh của các thế hệ cha anh…
đó chính là thông điệp lớn nhất mà kí
sự muốn chuyển tải.
Lời thì thầm từ quá khứ
đã cho
thấy sự can trường, dũng cảm, một
cuộc sống đầy ý nghĩa của các chiến
sĩ cách mạng Việt Nam. Cảm xúc của
chị từ khi lên kịch bản
cho đến khi trực tiếp
tham gia thực hiện
series kí sự này?
Dù mảng đề tài này
không mới, nhưng mỗi
khi được tiếp xúc với
những câu chuyện về
chiến tranh tôi vẫn thấy
mới mẻ, thu hút, xúc
động và tự hào. Khi
viết kịch bản
Lời thì
thầm từ quá khứ
, tôi
cũng mang những cảm
xúc đó. Cảm xúc này
thực sự rõ nét khi được
trực tiếp gặp gỡ những
nhân chứng lịch sử. Sự can trường,
dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường
là những điều chúng tôi có thể cảm
nhận được đầy đủ khi trò chuyện cùng
các cô, các bác. Điều đó khiến chúng
tôi thêm vinh dự và tự hào khi theo
đuổi mảng đề tài về chiến tranh. Hi
vọng, khán giả cũng có thể cảm nhận
khi theo dõi các tập kí sự.
Xin cảm ơn chị!
THU TRANG
(Thực hiện)
“Với việc chọn lọc những câu
chuyện đặc biệt, xúc động
đằng sau hiện vật, cùng cách
thể hiện mới mẻ, chúng tôi cố
gắng mang đến cho khán giả
những góc nhìn mới, cảm xúc
chân thực và hình dung một
cách tổng thể về năm tháng
mà lớp lớp thanh niên đã lên
đường góp công, góp sức vào
sự toàn thắng của dân tộc” -
BTV Lê Hương.