26
VĂN HÓA GIẢI TRÍ
N
hiều cây bút tiếng tăm sau thời
gian lăn lộn với nghề báo đều
thành nhà văn nổi tiếng như:
O. Balzac, Victor Hugo, George
Sand… Thế kỉ 20 có: Jean Larteguy,
Madeleine Truffaut - những nhà báo
lăn lộn trên chiến trường Việt Nam
thời chống Pháp và chống Mỹ. Tác
giả tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn
, văn
hào G.Market cũng là một nhà báo
lừng danh của Columbia và khu vực
Mỹ Latin.
Paris, nơi tập trung đông người
Việt nhất tại Cộng hòa Pháp, là nơi
hội tụ phức tạp nhất về cộng đồng
người Việt ở nước ngoài. Từ cuối thế
kỉ 19 đầu thế kỉ 20, đã có hai kiểu
người Việt (còn gọi là dân Đông
Dương) có mặt ở Pháp. Một số du
học sinh là con nhà khá giả, vài
trường hợp có học bổng. Khoảng
100 ngàn lính thợ sang tham chiến từ
Thế chiến I; 20 ngàn người bị cưỡng
bức đi lao động vào năm 1939 -1940,
những người sang theo diện từng
cộng tác với Pháp, những người
sang năm 1954… Sau này có du học
sinh miền Nam Cộng hòa, lớp di tản
sau 1975, người Việt gốc Hoa mang
hồn Việt nhiều hơn hồn Hoa vì sống
nhiều đời ở Việt Nam, những người
du học mới định cư… Vì vậy, hội
đoàn ở Pháp mọc như nấm với mục
đích, tư tưởng chính trị khác nhau.
Sự phong phú, phức tạp của cộng
đồng làm cho người cầm bút rất bối
rối. Tôi từng được mời đến để viết
một sinh hoạt lành mạnh cho kiều
bào về dạy bấm huyệt. Đến nơi, tôi
chứng kiến một cuộc tranh cãi nảy
lửa về việc có chào cờ hay không…
Tại Pháp, người làm báo Việt có
nhiều kiểu. Phóng viên ăn lương
Chính phủ gửi sang Paris tác nghiệp
chỉ chủ yếu là báo thông tin. Tôi đã có
dịp đi với một vài phóng viên thường
trú Việt Nam tại Pháp. Họ mang dụng
cụ hành nghề oách lắm, máy quay
hiện đại và rất hãnh diện là đại diện
ở nước ngoài. Thời đại 4G, thông tin
chỉ cần vài hình ảnh và thông cáo
báo chí, ít dữ liệu là có cái tin, hoàn
thành nhiệm vụ. Rất hiếm người đam
mê nghề, săn tìm đề tài nhân vật, vấn
đề độc đáo, giải quyết đến cùng. Họ
chỉ cần vài phút chờ đúng vị lãnh đạo
của Việt Nam xuất hiện trong lễ hội,
MỘT GÓC NHÌN
về người làm báo Việt
ở PARIS
TÔI VỀ HÀ NỘI DỊP HÈ THÁNG 6, THỦ ĐÔ ĐANG NÓNG NHƯ CHẢO RANG. TÔI CHỢT LIÊN
TƯỞNG, NGƯỜI CẦM BÚT CÓ LƯƠNG TÂM CŨNG NHƯ NẰM TRONG... CÁI CHẢO RANG. CÀNG
NÓNG CÀNG PHẢI CHỊU ĐỰNG ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN, DŨNG CẢM TÌM RA SỰ THẬT, XÔNG
PHA VẠCH TRẦN CÁC VẤN ĐỀ, ĐIỂM NÓNG. NGƯỜI LÀM BÁO KHÔNG THỂ CHỈ NHÚNG MŨI
CHO BIẾT HƠI NÓNG MÀ PHẢI CẢM NHẬN TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI CƠN NÓNG.
TS. Trần Thu Dung với nhà Sử học, nhà báo
Alain Russio, một người bạn quen thuộc của
Việt Nam đã xuất hiện trong nhiều phim Tài
liệu, phóng sự phát trên VTV.
Trần Thu Dung và nhà báo Pháp Pierre Daum