19
nào đó. Trong giới của chúng tôi gọi
những bài thơ cụ thể đó là thơ “tán
gái”. Tôi được dạy là phải cảnh giác
với thể loại thơ này. Hình bóng người
yêu trong thơ chỉ nên là một cái cớ chứ
không nên là đối tượng, hãy để dành
không gian cho những câu thơ cất lên
qua năng lực biểu đạt của ngôn từ và
cảm xúc. Trong tình yêu luôn có cả
hạnh phúc, khổ đau, tan vỡ nhưng
tuyệt đối không nên thù hận. Trân
trọng, nâng niu kỉ niệm quá khứ, tha
thứ cho những lầm lỡ thì sẽ còn, thù
hận thì sẽ mất tất cả. Là tôi nghĩ thế.
Tôi cũng hay đọc thơ và thấy
thơ anh rất gần gũi, dễ nhớ. Cái mới
trong câu chữ đó là cấu trúc, tưởng
như đã chạm vào được và lại tan ra
không thấy gì. Phải chăng anh là
một nhà thơ coi trọng vẻ đẹp tinh tế,
sự tươi mới của ngôn ngữ và rất
nguyên tắc trong sáng tạo?
Tôi thuộc tuýp người không chạy
theo số lượng hay số lần xuất hiện. Tôi
tự đặt cho mình đòi hỏi nghiêm khắc
trong sáng tạo. Sau khi viết xong một
bài thơ, tôi thường sửa đi sửa lại rất
nhiều lần, đôi khi sửa đến mức làm
hỏng cả bài thơ. Tôi không tin vào
những bài thơ xuất thần, cho dù cái
xuất thần ấy là rất hay. Tôi tin vào lao
động chữ nghĩa. Nếu ta buông thả
theo cảm xúc, rất dễ vướng phải sự
lặp lại. Lặp lại chính mình đã sợ rồi
nhưng lặp lại của người khác còn đáng
sợ hơn. Điều đó liên quan tới đạo đức
của người cầm bút, nhiều khi lỡ để xảy
ra khó lòng thanh minh được.
Nói đến đạo đức của người
cầm bút, vài năm trở lại đây trong
văn giới từng xảy ra một số vụ việc
đạo thơ gây xôn xao dư luận, quan
điểm của anh thế nào khi nhìn nhận
vấn đề này?
Việc có “đạo” hay không, thế nào là
“đạo”, phải xem xét từng trường hợp
cụ thể. Nhưng có một tình huống
thường xảy ra với người sáng tác, đó
là sự ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ như
mình đọc được một câu hoặc một
đoạn thơ hay và những cái hay ấy nó
cứ vẩn vơ, ám ảnh ở trong đầu mình,
đến mức một lúc nào đó, mình ngộ
nhận nó là của chính mình. Nếu người
viết không cẩn trọng, sẽ ngẫu nhiên rơi
vào tình trạng đạo thơ hoặc đạo ý.
Người làm thơ phải hết sức cảnh giác
với trạng thái ấy. Tình ngay nhưng lí rất
chi là gian đấy nhé…
Có nhận xét chung về các nhà
thơ, đa phần họ sống lơ mơ, lập dị
bốc đồng và có quan điểm sống
khác người, còn anh thì sao?
Cái này cũng còn tùy, nhưng theo
tôi, không phải nhà thơ nào cũng mặc
định vậy. Có những khoảnh khắc xuất
thần khi nhà thơ đuổi theo chữ nghĩa
hoặc những câu thơ bất chợt hiện ra
trong đầu. Người ta bảo, có hai điều
không thể giấu được, đó là sắc mặt
của người uống rượu và ánh mắt của
người đang yêu. Thơ giống cả rượu và
tình yêu nên khi đã xuất thần, chính
bản thân ta còn không biết ta đang làm
gì. Người ngoài có thể cho đó là hâm,
lơ mơ, lập dị nhưng với người trong
cuộc thì thấy cũng bình thường thôi.
Trong thực tế, không phải ai làm thơ,
viết văn cũng “lơ mơ” đâu, mà ngược
lại, trong số họ rất nhiều người có
cương vị và sức ảnh hưởng, họ thành
công trên con đường sự nghiệp và có
vị trí quan trọng trong xã hội. Để có
một tác phẩm mang tính sáng tạo cần
cả một quá trình rèn luyện thường
xuyên, bền bỉ, thậm chí khắc nghiệt.
Có rất nhiều người đến với thơ rồi tự
nguyện chia tay “nàng thơ” vì thấy
mình vô duyên. Tóm lại, những điều
trên đây chỉ là quan niệm cá nhân của
tôi về thơ. Nghề này, người nào biết
việc người ấy, chẳng học được và
cũng chẳng dạy được đâu.
Xin cảm ơn anh!
VĂN HƯƠNG
(Thực hiện)
“Nhiều người thường nghĩ, làm
thơ là để mặc cho cảm xúc tuôn
trào trên trang giấy, lời lời
châu ngọc hàng hàng gấm thêu.
Thật ra, thơ ca đòi logic (ngôn
ngữ) chặt chẽ không kém gì
toán học, từng từ, từng chữ cần
được cân nhắc kĩ lưỡng, đảo lên
đảo xuống, đảo ngược đảo xuôi,
câu nào trước, câu nào sau...
để không lặp lại cái đã có, tìmra
cái mới, đó mới gọi là sáng tạo”,
nhà thơ - nhà báo Hữu Việt.