Table of Contents Table of Contents
Previous Page  27 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 92 Next Page
Page Background

27

đi dạo một vòng, quay vài phút hình,

thế là xong. Đại sứ hay giám đốc về,

họ cũng về luôn. Chuyện gì xảy ra

trong lễ hội hay sự kiện đó họ

không cần biết. Ví dụ buổi lễ Pháp

ngữ đâu chỉ có mấy gian hàng và

Đại sứ xem vòng quanh, mà còn

sinh hoạt văn hoá, ca nhạc các

nước… Họ không thấy sự vất vả

nhiệt huyết của nghệ sĩ, của Ban tổ

chức. Họ không thấy bà Thị trưởng

tất tả ngược xuôi từ đầu lễ hội đến

cuối, khiêng bàn sắp xếp như mọi

người. Một số phóng viên né tránh

sự thật hoặc không dám len lỏi vào

đời sống thực của cộng đồng vì sợ

ảnh hưởng, họ chỉ luẩn quẩn những

nơi có mặt Đại sứ hay cán bộ cấp cao

của Sứ quán Việt Nam...

Những người làm báo từ Việt

Nam sang không có điều kiện tiếp

xúc với toàn bộ cộng đồng phức tạp.

Phóng viên thường trú của Việt Nam

lâu năm tại Pháp có: Báo Nhân dân

(gắn bó với Báo Nhân đạo, cơ quan

của Đảng Cộng sản Pháp, mỗi năm

đều sang dự Hội Báo Nhân đạo),

Quân đội nhân dân, Thông tấn xã

Việt Nam. Phóng viên thường trú của

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)

được khán giả cả nước quen thuộc

nhiều năm nay là Lê Hồng Quang. Từ

cuối năm 2018, có thêm Đỗ Mỹ Linh

(trước là MC dẫn chương trình

Văn

hóa, sự kiện và nhân vật

) sau chục

năm sống ở Hà Nội đã sang Paris

định cư vì chồng chị là người Pháp.

Mỹ Linh từng gây ấn tượng bằng

phim tài liệu về thân phận những

người con lai Pháp sau chiến tranh,

bị lãng quên trong một ngôi làng ở

tỉnh lẻ nước Pháp.

Hội Người Việt Nam tại Pháp

(UGVF) là tổ chức uy tín lâu đời nhất

tại Pháp, được Bác Hồ thành lập năm

1919 (mốc thời gian 100 năm phong

trào Việt kiều tại Pháp) là Hội có

nhiều hoạt động tích cực, kết nối với

các chính khách, nghệ sĩ, đoàn thiện

nguyện từ trong nước sang. Chiều

31/3 vừa qua, tại trụ sở UNESCO ở

Paris, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị

Kim Ngân đã gặp mặt thân mật cộng

đồng người Việt Nam và trao tặng

huân chương Độc lập hạng Nhất cho

Hội người Việt Nam tại Pháp. Từ năm

2008, Trung tâm Văn hóa Việt Nam

(CCV, thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và

du lịch) ra đời khiến đời sống văn

hóa, giao lưu cộng đồng của kiều bào

và người Pháp bản xứ sôi động hẳn

lên. Các Việt kiều tại Pháp khát vọng

có một nước Việt giàu mạnh và tự

hào là người Việt.

Tốc độ thông tin càng nhanh thì

trách nhiệm càng lớn. Chỉ chút vội vã

là thông tin đã truyền và có gỡ xuống

vẫn còn dấu vết, vì nơi khác đã kịp

dùng thông tin này. Người làm báo

phản ánh được tâm tư thực sự của

cộng đồng và chân thật phản ánh

toàn cảnh đời sống, nguyện vọng

kiều bào là góp phần nối kết người

Việt Nam ở nước ngoài, giúp thế hệ

sinh ra lớn lên ở xứ người hướng về

Tổ quốc và đem tri thức tài năng về

cống hiến quê hương. Mọi thông tin

phản ánh cần chân tình để thấy tất cả

đều hướng về sự hòa hợp dân tộc và

xóa đi những vết thương chiến tranh,

chia cắt trong quá khứ.

Đó chính là trách nhiệm của giới

cầm bút nói chung, người làm báo

nói riêng ở hải ngoại trong thời

đại này.

TS. Văn học

TRẦN THU DUNG

(Paris)

Một góc Paris