Previous Page  48 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 48 / 120 Next Page
Page Background

48

Xuân Mậu Tuất 2018

Tiếng hát giữa biển khơi

Trong các ngăn kỉ niệm, tôi tự hào vì được góp mặt

trên những chuyến tàu chở mùa xuân, chở những lời

nhắn gửi, suất quà và cả tấm lòng ấm đượm của bà con

đất liền chuyển tới người lính nơi đầu sóng, ngọn gió.

Suốt 25 năm qua, trải qua nhiều phong ba bão táp, các

nhà giàn DK1 vẫn hiên ngang trụ vững giữa ngàn khơi.

Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 đã không

quản ngại khó khăn, gian khổ, vượt qua mọi hiểm nguy

để giữ gìn bình yên cho vùng biển và thềm lục địa phía

Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Qua các chuyến thăm, gặp gỡ, tôi biết nhiều người

còn rất trẻ, có “lính mới” chừng hai tháng, vẫn chưa

quen với cái nắng gió khơi xa nhưng rất đỗi lạc quan.

Lại có quân nhân chuyên nghiệp, gắn bó với biển khơi

hơn 20 năm trời. Nhiều chiến sĩ có nước da sạm nắng,

thân hình vạm vỡ và đôi mắt tinh tường đã trải qua bao

nắng mưa, bão táp, chẳng run sợ trước bóng quân

xâm lược, vậy mà khi nhắc đến người thân lại rưng

rưng nước mắt. Trung úy Lê Văn Chiên, Chính trị viên

nhà giàn DK 1-2 chia sẻ: “Chúng tôi rõ lắm trách nhiệm

của mình. Thương mẹ, thương vợ con nhưng anh em

chúng tôi sẵn sàng lên đường, coi nhà giàn là nhà, biển

cả là quê hương”.

Hiểu được khó khăn, vất vả của anh em cũng như

tâm tư tình cảm của lính trẻ nên Chiên cùng với chỉ huy

nhà giàn, những người nhiều kinh nghiệm hơn thường

xuyên động viên, khích lệ để mỗi người đều hoàn thành

tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, Chiên cố gắng học thuộc nhiều

ca khúc để giờ nghỉ ngơi tổ chức giao lưu văn nghệ,

giúp cuộc sống tinh thần trên nhà giàn thêm phong

phú. Đến bây giờ có hàng chục ca khúc viết về biển

đảo mà anh thuộc, như:

Gặp em ở đảo Sinh Tồn

,

Mùa

xuân DK

,

Biển hát chiều nay

,

Màu xanh nhà giàn

,

Tâm

tình người chiến sĩ nhà giàn

,

Gần lắm Trường Sa

… Để

góp vui, các đoàn công tác, nhà báo thăm và chúc Tết

các chiến sĩ ở nhà giàn cũng thường “thủ sẵn” ca khúc

hay để đáp lại. Trong giây phút mừng vui gặp mặt

người trong đất liền ra thăm, những ánh mắt rực sáng,

rưng rưng cùng hòa theo lời hát:

Sóng gió mặc sóng

gió, lính nhà giàn bọn tôi ở đó/ Chông chênh mặc

chông chênh, lính nhà giàn chẳng sợ bão giông/ Nắng

gió mặc nắng gió, lính nhà giàn thề không ngại khó/

Mưa giông mặc mưa giông, lính nhà giàn vẫn thắm

hoa hồng”…

Binh nhất Huỳnh Văn Thanh tâm sự: “Nếu không

yêu đời, không hòa nhịp được với cuộc sống kham khổ

và ứng phó tốt với thời tiết xấu, thì dễ gây chán nản”.

Cùng dòng cảm xúc ấy, Thiếu tá Phạm Công Trãi, Chỉ

huy trưởng Nhà giàn DK1-7 nhắc lại điều mà anh vẫn

tâm sự với các chiến sĩ khác, rằng yêu biển, bảo vệ

biển, thì chẳng những biển tặng ta nguồn lợi mà biển

cũng hát cho ta nghe, khiến ta càng thêm yêu biển, yêu

đất nước.

Nếu không yêu nước sắt son thì sao Trung tá Bùi

Văn Bổng, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1-9, người con

của Hà Nội vẫn cùng đồng đội gắn bó với biển, với

nhà giàn đến nay đã mấy chục năm trời. Không yêu

nước sắt son, làm sao anh có thể nhận được sự sẻ chia

của người vợ nơi quê nghèo, hàng ngày chị tảo tần làm

lụng, nuôi con khôn lớn để anh an tâm công tác?!

“Chúc Tết qua loa, tặng quà qua dây”

Trong những chuyến công tác ở nhà giàn DK1,

chúng tôi không chỉ hiểu về điều kiện sống và làm việc

của các cán bộ, chiến sĩ, mà còn chứng kiến và dự

phần vào việc “Chúc Tết qua loa, tặng quà qua dây”.

Đại tá Tô Văn Thư, Phó tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh

vùng 2 Hải quân tâm sự: “Trong điều kiện khắc nghiệt,

anh em sẽ phải chằng buộc hàng rất cẩn thận rồi làm

cái việc chẳng đặng đừng. Người trên nhà giàn, người

dưới tàu, nhìn thấy nhau mà chẳng thể gửi một cái ôm

hay một cái bắt tay”.

Đầu xuân 2016, sau gần một tiếng đồng hồ các

chiến sĩ trên tàu số hiệu 621 mới chằng buộc cẩn thận

được hơn chục gói quà vào chiếc dây thừng dài và

đồng loạt thả xuống biển. Sóng vẫn đánh liên hồi.

Những gói hàng nổi nênh, nhỏ như những cánh bèo

trên sóng biển. Từ tàu, nhìn về phía nhà giàn, các chiến

sĩ đang thận trọng kéo từng đoạn dây, chuyển hàng

lên. Những tiếng hò, tiếng dô vang cả một vùng biển.

Sau gần hai tiếng, số hàng và quà mới chuyển thành

công. Qua bộ đàm, Đại tá Tô Văn Thư đã thăm hỏi,

động viên, khích lệ và ghi nhận những nỗ lực của cán

bộ, chiến sĩ bảo vệ DK1-8. Chúng tôi nghe rõ tiếng nói

nghẹn ngào của Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1-8 và các

chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Họ cảm ơn tình cảm của

đoàn, của bà con cả nước đồng thời cũng nói những lời

chúc mừng năm mới vô cùng xúc động, tha thiết. Lời nói

hòa chung với tiếng gió, tiếng sóng, nhưng đầy quyết

tâm, ý chí vững vàng.

Chuẩn bị cho chuyến công tác đầu xuân Mậu Tuất

2018, với tâm thế của những người sẵn sàng cùng các

chiến sĩ đương đầu với sóng gió, chúng tôi cũng thấm

thía “phương án truyền thống” là “Chúc Tết qua loa,

tặng quà qua dây”. Song, qua tâm sự với cán bộ, chiến

sĩ, tôi đều nhận được những chia sẻ rất thật rằng, đó là

phương án bất đắc dĩ. Hiện nay, một số nhà giàn mới

được cải tạo đã có cẩu ở ngay trên nhà giàn, như DK

1-9. Kiểu di chuyển lên nhà giàn bằng rọ và cẩu cũng

thật ấn tượng. Trong điều kiện sóng biển mạnh cấp 6,

7, người điều khiển cẩu sẽ đưa rọ xuống xuồng (cấu

tạo rọ có đế hình tròn, trên trùm dây thừng đan dạng

lưới), sáu người ngồi cân rọ thì cẩu lên một lần. Hai

chuyến cẩu thì xong một xuồng. Các thao tác lấy rọ,

chuyển người vào trong điều kiện sóng lớn thật không

hề đơn giản, mỗi thao tác đều phải nhanh và chính xác.

Cuộc sống của các chiến sĩ bảo vệ nhà giàn vẫn

đang được cải thiện. Trong điều kiện khắc nghiệt, làm

nhiệm vụ, họ vẫn tăng gia sản xuất, trồng rau, câu cá

để cải thiện bữa ăn. Ở hệ thống nhà giàn, mỗi chiến sĩ

là một bông hoa trên sóng, họ hợp thành vạn bông

hoa sóng thiêng liêng. Trong những buổi thăm, giao

lưu, những cái nắm tay của chiến sĩ nhà giàn thật chặt,

như là sự khẳng định, họ luôn vững lòng canh giữ vùng

biển trời của đất nước.

Trong hàng trăm hành trình, những

chuyến chinh phục các đỉnh sóng,

thăm và chúc Tết các chiến sĩ làm

nhiệm vụ ở Cụm “Dịch vụ kinh tế -

khoa học kĩ thuật” (nhà giàn DK1),

thuộc Vùng 2 Hải quân luôn để lại

trong tôi ấn tượng sâu sắc. Nơi đó có

những người lính đã gắn bó suốt mấy

chục năm, gửi lại tuổi xuân của mình

để bảo vệ vùng trời của Tổ quốc, kết

thành những bông hoa nơi đầu sóng.

bông hoa

đầu sóng

diên khánh -

Ảnh:

Hải Hưng

Các chiến sĩ nhà giàn gói bánh chưng

Hệ thống pin năng lượng mặt trời và những thùng

trồng rau trên nhà giàn DK1-18

Nhà giàn DK1 - nơi có những người lính gửi lại tuổi xuân

của mình để bảo vệ biển trời của Tổ quốc

Những

Những chuyến công tác và thăm hỏi các cán bộ

chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ trên nhà giàn

luôn đầy ắp yêu thương và cảm phục