8
Chắt lọc
...
(Tiếp theo trang 7)
Không chỉ theo dõi, chỉ đạo sửa chữa kịch
bản đến từng câu thoại mà Giám đốc Đỗ
Thanh Hải còn tạo điều kiện tối đa cho
đoàn làm phim thực hiện những đoạn khó.
Phải nói, bộ phim này được sự ủng hộ của
rất nhiều anh em: từ diễn viên, quay phim,
họa sĩ, ánh sáng, hóa trang… cho đến phần
hậu kì như dựng phim, kĩ xảo, âm thanh,
lồng tiếng…Mọi người đều yêu thích và
hết lòng vì bộ phim.
Trong quá trình quay bộ phim này,
đạo diễn có sự điều chỉnh, thay đổi những
tình tiết nào quan trọng so với kịch bản
ban đầu không? Được biết, ban đầu đạo
diễn có phần e ngại với kịch bản này,
vì sao?
Khi quay, cũng có một số phân đoạn
mà sự thực hiện gần như bất khả thi nên
tôi bàn với biên kịch để thay đổi. Cũng có
một số đoạn thoại thấy cần sửa cho dễ và
đời hơn. Quả thật, ban đầu khi mới đọc đề
cương tôi đã rất ái ngại và băn khoăn khi
làm bộ phim này. Thứ nhất là vấn đề nêu ra
quá lớn, động đến nhiều khía cạnh mà nếu
không có “chìa khóa” để mở (cách kể, cách
thực hiện, góc nhìn…) thì bộ phim sẽ khô
khan, kém hấp dẫn. Thứ hai, nhiều bối cảnh
quan trọng nếu không làm được sẽ mất hẳn
tính xác thực, bộ phim sẽ thành nói suông
thì rất khó thực hiện. Lãnh đạo VFC đã trực
tiếp xuống địa phương nơi định chọn bối
cảnh để liên hệ hỗ trợ cho đoàn làm phim.
Rồi ngay từ các anh chị biên kịch cũng rất
nhiệt tình, vận dụng các quan hệ cá nhân để
liên hệ với các địa phương giúp đỡ. Từ đó
tôi mới vững tâm thực hiện bộ phim này.
Xin nói thêm là phim được quay lại nhiều
tỉnh thành như: Tam Điệp (Ninh Bình), Phú
Thọ, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Nội…
Khi lựa chọn Minh Hà và Chí
Nhân cho hai vai diễn quan trọng trong
phim, đạo diễn có nghĩ rằng sẽ phải đón
nhận những phản hồi trái chiều từ khán
giả? Ông đánh giá thế nào về diễn xuất,
sự phối hợp của hai diễn viên trong bộ
phim này?
Phải nói ngay là khi bấm máy, Chí
Nhân và Minh Hà chưa có dư luận gì. Với
tôi, điều quan trọng là họ có thể hiện tốt vai
của mình không, bộ phim nói lên điều gì,
các nhân vật trong đó có thuyết phục khán
giả không, chứ những chuyện khác ngoài
lề, tôi nghĩ, khán giả quan tâm đến vấn
đề chính trị xã hội sẽ chẳng để ý đến đâu.
Ngay từ đầu, khi xây dựng kịch bản tôi
đã chọn Chí Nhân vào vai Khắc Đức, con
trai Chủ tịch tỉnh - một công tử đi du học
về mang nhiều quan niệm và lối sống của
nước ngoài, lại được bổ nhiệm làm Trưởng
phòng Dự án của Sở Công thương…Với
tôi, Chí Nhân sẽ làm tốt vai này. Riêng
với Minh Hà là một lựa chọn khó khăn.
Rất nhiều đề cử đã được đưa ra. Người tôi
muốn thì không thể tham gia, người thì
không hợp vai. Cuối cùng vẫn là đạo diễn
Đỗ Thanh Hải đã đưa ra phương án Minh
Hà. Khi thử vai, chúng tôi, từ đạo diễn đến
quay phim và hóa trang phải bàn với nhau
khá nhiều. Minh Hà không phải diễn viên
chuyên nghiệp nhưng cô đã tham gia nhiều
phim. Cái lợi của người không chuyên là
khi họ nhập vai thì sẽ thể hiện rất tốt. Còn
nếu chọn sai thì… sẽ phải thay giữa chừng,
như thế thì sẽ là thảm họa cho đoàn. Nhưng
thật may, Minh Hà đã không làm chúng
tôi thất vọng, thấy được sự quan tâm của
đoàn với vai này, Minh Hà đã rất cố gắng.
Cô đọc rất kĩ kịch bản, chỗ nào chưa hiểu thì
hỏi ngay. Vào vai một nhà báo, Hà đã rất chú
ý quan sát và hỏi chuyện các nhà báo điều
tra để hiểu thật kĩ việc họ làm. Chính vì vậy,
Minh Hà đã thể hiện khá tốt vai của mình.
Đặc biệt, có những phân đoạn cô đã diễn xuất
thần khiến cả đoàn phải ngạc nhiên.
Trong bộ phim này, có khó khăn
nào khiến đạo diễn mất ăn mất ngủ?
Những cảnh quay nào phải tốn công sức,
thời gian dàn dựng và thực hiện? Và
khâu hậu kì phải kì công ra sao?
Có vài bối cảnh làm tôi lo lắng nhất
trong bộ phim này. Đầu tiên phải kể đến
cảnh nhà hàng cháy nổ. Lúc đầu, biên kịch
đặt tình huống là nhà hàng nổi, khi xảy ra
Các cảnh trong phim Lựa chọn cuối cùng
VTV
Điểm
nhấn