Background Image
Previous Page  42 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 42 / 92 Next Page
Page Background

42

-

Truyền hình

Những ngày đầu khó quên

Tôi nghĩ, phim trên Truyền hình Việt

Nam trở thành một dòng phim bắt đầu

từ

Văn nghệ Chủ nhật,

còn trước đó, vào

năm 1982, Trung tâm nghe nhìn cũng có

lẻ tẻ 1- 2 phim/1 năm, còn lẫn lộn và

chưa định hình thành một vệt phim rõ rệt.

Lúc đó, chẳng ai định nghĩa đó là phim

gì. Chúng tôi lặng lẽ và say mê làm phim

truyện 1 tập, làm theo kiểu điện ảnh.

Phim đầu tiên tôi làm là

Người thành phố

.

10 năm sau đó mới hình thành

Văn nghệ

Chủ nhật

rồi tạo ra dòng phim truyện

truyền hình.

Khái niệm về phim truyền hình dài tập

đến muộn hơn. Có thể nói, phim dài tập

đầu tiên là

Mẹ chồng tôi

, dù ban đầu

cũng chẳng đặt ra là phim 2 tập. Kịch

bản

Mẹ chồng tôi

xuất phát từ mẩu

chuyện rất ngắn trên báo Tiền phong, tôi

thấy có đất phát triển nên cùng anh Vũ

Thảo làm kịch bản phim. Phim dựng

xong có độ dài 160 phút, vì thế mới phải

chia thành 2 tập. Sau đó có phim

Những

người sống quanh tôi

, làm 5 tập thấy ăn

khách nên làm tiếp 5 tập nữa. Càng làm

chúng tôi mới hiểu rằng, thế giới làm

phim truyền hình tức là làm phim dài tập,

vì thế mà có sự thay thế dần dần phim 1

tập trên truyền hình.

Thời đó làm phim so với bây giờ là cả

một quãng lùi rất xa. Đoàn làm phim của

chúng tôi chỉ có 5 người chứ không phải

hàng chục, thậm chí hàng trăm người

như hiện nay. Làm phim cũng mất hàng

tháng trời chứ không phải 3 ngày/1 tập

như bây giờ. Và thực sự, tôi nghĩ hồi đó

làm phim kĩ lưỡng hơn. Mọi người không

băn khoăn nhiều đến tiền thù lao được

bao nhiêu, chi phí làm phim ra sao mà

chỉ hào hứng làm sao để làm phim thành

công. Dù tiền rất ít, điều kiện khó khăn

nhưng chúng tôi đã làm được những bộ

phim để lại dấu ấn cho người xem.

Bản thân tôi đến với phim truyền hình

cũng rất tình cờ. Khoảng năm 1976, tôi

làm việc ở Ban Khoa giáo. Lúc đó,

Trường Sân khấu Điện ảnh mở khoá

đầu tiên và tôi xin đi thi. Ngẫu nhiên… tôi

đỗ rồi cứ thế đi làm phim. Buổi duyệt

phim đầu tiên vô cùng quan trọng và

nghiêm túc, chỉ có Tổng biên tập của Đài

THVN - ông Nguyễn Văn Hán và ông

Trần Lâm - Chủ nhiệm Ủy ban Phát

thanh - truyền hình ngồi duyệt phim,

không cho ai vào cả. Tôi còn nhớ, mình

hồi hộp đứng ngoài phòng chiếu chờ kết

quả duyệt và thấy mắt hai ông đỏ hoe

bước ra chúc mừng tôi. Đấy là những

dấu ấn đầu tiên chẳng bao giờ tôi

quên được.

Có lẽ, tôi cũng là một trong những

người đầu tiên được sử dụng máy quay

bằng umatic màu để làm phim truyện

truyền hình. Chúng tôi rập khuân theo

kiểu phim truyện, làm rất công phu, thô

sơ từ ánh sáng, tiếng động dần dần rút

ra những bài học về cách xử lí kĩ thuật tốt

hơn cho phim. Thời đó, phòng lồng tiếng

có cả hơn chục người, hết diễn viên này

thoại vào micro rồi người khác thoại...

Chỉ một người nói sai là tất cả phải làm

lại cả đoạn đó từ đầu nên lồng tiếng

cũng mất hẳn 1 tuần. Tuy thế, không khí

đón chào những bộ phim truyền hình

đầu tiên khiến những người làm nghề

chúng tôi vô cùng xúc động, hạnh phúc.

Chủ nhật hàng tuần, chúng tôi phải đi

quay để tuần sau phát sóng. Khi nhạc

hiệu chương trình

Văn nghệ Chủ nhật

vang lên, cả làng bỏ cả đi làm đồng, gặt

lúa… để xem. Mục đích của chúng tôi thời

đó muốn hướng phim truyền hình rất gần

gũi với khán giả, ai xem phim đều có thể

chia sẻ, thấy mình trong đó như:

Mẹ

chồng tôi, Những người sống bên tôi…

Chuyện của hôm nay

Tôi cho rằng, chưa bao giờ phim

truyền hình Việt Nam lại có nhiều thuận

lợi như bây giờ. Chưa bao giờ VFC có

một sân chơi rộng như thời điểm này.

Chưa bao giờ có nhiều nhà sản xuất như

hôm nay. Tối nào cũng có phim, kênh

nào cũng chiếu phim Việt. Tuy nhiên, nếu

chúng ta không thực sự chú trọng thì

khán giả sẽ quay lưng lại, bởi vì cách làm

phim bây giờ nhanh quá... Tuy nhiên,

cũng phải nhìn cục diện chung, phim

truyền hình Việt đã chiếm thời lượng

đáng kể trên sóng VTV và cũng rất thu

hút người xem.

Tôi rất cổ vũ cho việc làm phim 1 tập,

ở dòng phim này đạo diễn mới có thể

bộc lộ hết được khả năng sáng tạo, tư

duy nghệ thuật và bản ngã nghệ sĩ của

mình. Có thể vẫn rất khó khăn ở một số

vấn đề nhưng nếu chúng ta biết tổ chức

tốt dòng phim này thì sẽ giúp các đạo

diễn trẻ tôi luyện, phát huy, phát triển

khả năng. Tương lai của phim truyền

hình phụ thuộc vào đạo diễn chứ không

chỉ những bộ kịch bản phim truyền hình

dài tập. Khi cả 2 dòng phim 1 tập và dài

tập song song phát triển thì mới tạo nền

tảng vững chắc.

Tôi thấy chất lượng phim 1 tập hiện

nay không đồng đều, một số phim làm

khá công phu nhưng một số thì chưa tốt.

chuyện làm phim

ngày ấy - bây giờ

101

NSND

KhảiHưng

Là một trong những người đặt viên

gạch đầu tiên cho phim truyền hình

Việt Nam trên sóng VTV, đạo diễn,

NSND Khải Hưng

- Nguyên Giám

đốc Trung tâm sản xuất phim truyền

hình (VFC) luôn đủ đầy tư liệu sống

động khi nói về buổi ban đầu ấy. Cái

say mê, năng động là phần quà lớn

nhất sau 35 năm gắn bó với ngôi nhà

VTV, như ông tự nhận, đang giúp

tuổi 70 của ông trở nên khỏe hơn,

hạnh phúc hơn trên những chặng

đường làm phim.

45

năm

VTV