Truyền hình
-
45
tư duy làm phim, luôn năng động, chấp
nhận cuộc đua trên thị trường giải trí
nhưng phải tự ý thức về giá trị nghề
nghiệp để phát triển bền vững.
Bây giờ anh là nhà quản lí - Giám
đốc VFC. Trong bộn bề công việc, liệu anh
còn thời gian làm đạo diễn?
- Đó là điều tôi thấy tiếc. Đôi khi ngồi
duyệt phim nháp của các đạo diễn, tôi
thấy nhớ nghề vô cùng. Trước đây, khi
còn sản xuất phim ngắn tập, tôi hi vọng
có dịp được quay lại làm phim. Nhưng
hiện nay, mỗi bộ phim truyền hình dài
30 - 40 tập, từ lúc chuẩn bị đến khi hoàn
thành xong mất khoảng 7 - 8 tháng nên
tôi khó thu xếp. Thỉnh thoảng, tôi tham
gia làm Tổng đạo diễn cho một vài
chương trình để mong tìm lại cảm giác
nghề nghiệp, thoát khỏi vai trò quản lí để
“ khoác áo” người sáng tác lăn lộn hiện
trường. Gần đây, với các dự án phim
hợp tác, tôi cố gắng xếp việc quản lí để
tham gia vai trò sản xuất. Khi ấy, mình
thực sự gắn bó với anh em làm nghề, từ
những thành phần nhỏ nhất như dựng
cảnh, kĩ thuật, đạo cụ, trợ lí… Cũng nhờ
thế mà tôi quan sát kĩ hơn quy trình vận
hành đoàn phim, những khó khăn còn
cản trở chất lượng bộ phim, cách điều
phối sản xuất... Bản thân tôi là đạo diễn
và bây giờ làm quản lí thì có sự thuận lợi
nhất định là mình hiểu kĩ về nghề, thường
xuyên trao đổi, phản biện và gắn với anh
em nên khi ban hành các cơ chế đều lấy
chất lượng công việc và đánh giá con
người làm kim chỉ nam, sát thực tế. Tuy
vậy, mặt trái của việc làm quản lí và mình
vẫn say nghề đạo diễn là việc dễ để cảm
xúc chi phối cách điều hành, quản lí...
Dòng phim chính luận đã trở thành
thương hiệu của VFC. Rất nhiều bộ phim
đã có tiếng vang. Bàn tay các đạo diễn
tài năng đã thổi hồn cuộc sống vào các
bộ phim đó. Anh tâm đắc những bộ
phim nào đã trình chiếu trong những
năm gần đây?
- Ở VFC, chúng tôi vẫn tự đặt ra cho
mình mục tiêu nghề nghiệp: một đạo diễn
có thể đã làm nhiều phim nhưng chưa có
được bộ phim chính luận tạo ra dư luận
thì chưa phải là đạo diễn đẳng cấp. Nói
vậy để thấy, làm được một bộ phim
chính luận hay luôn là khát vọng của các
đạo diễn ở VFC. Chúng tôi hiểu là để làm
phim này sẽ vất vả, mất thời gian hơn
nhiều dòng phim giải trí, thậm chí mất
sức nhưng chưa chắc thành quả thu lại
tương xứng, nhưng đó cũng là “cái
sướng” của người làm nghề. Một đạo
diễn nếu không bản lĩnh dễ bị kéo theo
xu hướng thị trường, chạy theo cái lợi
trước mắt. Vì vậy, việc giữ được chất
lượng phim truyền hình và tiếp tục phát
triển nó chuyên nghiệp hơn là nhiệm vụ
và cũng là tâm huyết của đội ngũ làm
nghề ở VFC. Cùng với các bộ phim ở
những mảng đề tài giải trí, các phim
chính luận của VFC vẫn luôn bám sát
dòng chảy xã hội, sự kiện lớn của đất
nước để đưa vào đó những câu chuyện
gây xúc động về thân phận con người
hoặc cho thấy nhiều biểu hiện tiêu cực,
những mối quan hệ khó lí giải trong cuộc
chiến giữa cái xấu và cái tốt…
Phim truyền hình bây giờ được sản
xuất nhiều. Cuộc sống có bao nhiêu điều
để nói. Cái hiếm, cái khó là để lại trong
đầu công chúng những bộ phim, những tư
tưởng có giá trị để kể lại cho nhau nghe.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải đang chỉ đạo các diễn viên trong phim Người cộng sự
(Xem tiếp trang 46)
Ngọc Đản