46
-
Truyền hình
Trong phim có cả tư tưởng, văn học và
nghệ thuật. Đó là những tác phẩm có uy
lực hơn lưỡi gươm. Dòng phim giải trí thì
có nhiều nhưng dường như phim chính
luận, kể cả phim lịch sử đang khan hiếm.
Có phải chúng ta đang do dự trước những
nhân vật mới xuất hiện trong các tác
phẩm, kịch bản của cuộc sống hôm nay?
Chúng tôi cố gắng tìm kiếm những
kịch bản hay, câu chuyện có vấn đề để
khai thác và tạo ra những nhân vật mới,
phù hợp với tâm thế xã hội. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng ý thức được những hạn
chế của mình, những khó khăn mà nếu
không tỉnh táo, nó dễ phá huỷ khát vọng
làm phim ngay từ khi triển khai. Ví dụ,
chúng tôi đã dành gần 2 năm để nghiên
cứu cách làm phim lịch sử phù hợp với
điều kiện của mình. Cái khó là hiện nay
chúng ta chưa có trường quay lớn cho
dựng cảnh, sản xuất phim. Nếu sang
nước ngoài thuê trường quay của họ ghi
hình vừa tốn kém vừa dễ tạo ra suy diễn,
kinh phí làm phim phải cân nhắc mức độ
đầu tư phù hợp, đảm bảo không gây
lãng phí. Hoặc với các phim chính luận
đề cập vấn đề thời cuộc, hiện trạng xã
hội hiện nay, chúng tôi không chạy theo
việc phê phán một chiều, chỉ tìm cách mô
tả cái xấu của một cá nhân nào đó rồi tô
vẽ trở thành một đại diện điển hình. Việc
cần cho khán giả thấy ở bộ phim là lí giải
được vì sao cái xấu có cơ hội tồn tại, vì
sao những cá nhân được tin cậy chấp
nhận dấn thân vào những toan tính, cạm
bẫy và để ham muốn tầm thường lôi
kéo… Những ví dụ kể trên có thể thấy là
chúng tôi vẫn trăn trở với các câu chuyện
chính luận, lịch sử, nhưng không vội
vàng chộp lấy cơ hội làm phim bằng mọi
cách. Chúng tôi muốn do dự để cẩn
trọng hơn, bình tĩnh hơn, từ đó tạo ra
những bộ phim có giá trị, những nhân
vật có sức thuyết phục cao và tư tưởng
bộ phim tác động lâu dài đến suy nghĩ
của người xem.
Đúng là thời này, kịch bản thể hiện
các nhân vật thật khó. Trên thực tế, quá
trình đổi mới của đất nước đã xuất hiện
nhiều mâu thuẫn mới giữa kinh tế và xã
hội, giữa các chính sách và tính khả thi,
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng,
lợi ích đất nước, v.v… Điều đáng sợ nhất là
lặp lại những kiểu nhân vật đã cũ, một
chiều và xói mòn. Trong bối cảnh đó, việc
lựa chọn cốt truyện, xây dựng các nhân
vật không dễ. Anh nghĩ gì về điều này?
Cái gì dễ gây dư luận thì cũng đòi hỏi
phải được xem xét cẩn trọng và tránh
lặp lại, công thức, đặc biệt là cách khai
thác phiến diện, áp đặt hòng thoả mãn
nhu cầu từ phía người sáng tác. Chúng
tôi vẫn luôn có nhiều kịch bản đề cập
đến đề tài này nhưng để lựa chọn đưa
vào sản xuất không dễ, thậm chí phải
chịu sự thẩm định khắt khe. Như tôi đã
nói, làm phim chính luận cần có sự kĩ
lưỡng và cái nhìn khách quan về vấn đề,
không thể vội vàng miêu tả qua vài biểu
hiện xấu khiến nhân vật thiếu thuyết
phục, đời sống tâm lí hời hợt. Với tôi,
phim là câu chuyện được hư cấu và có
thể dựa trên những biểu hiện, nhân vật
sự kiện đã diễn ra trong đời sống, dư
luận quan tâm. Những phim hay, được
khán giả đánh giá cao về nghề nghiệp,
thẩm mĩ của người làm phim là phải
chạm được đến trái tim người xem, họ
thấy những nhân vật trong phim gần gũi,
sinh động và tính nhân văn của tác
phẩm. Vì vậy, VFC khá thận trọng khi
đưa vào sản xuất những bộ phim chính
luận, thậm chí nếu chuẩn bị kịch bản mà
chưa thấy đủ thuyết phục thì cũng không
duyệt sản xuất.
Tôi cho rằng đó là những ý kiến
không chỉ hướng tới khán giả phim truyền
hình mà đó cũng là sự gợi mở đối với
những người viết kịch bản phim truyền
hình chính luận.
Kỉ niệm 45 năm Đài
THVN phát sóng chương trình đầu tiên
cũng là dịp đất nước ta có nhiều sự kiện
trọng đại, VFC chắc sẽ có nhiều bộ phim
mới ra mắt khán giả trong dịp này?
VFC đang triển khai 2 bộ phim chính
luận và sẽ phát sóng thời gian tới đây,
một phim dựa theo tác phẩm văn học
Bến không chồng
của nhà văn Dương
Hướng, tái hiện nỗi đau và thân phận
cùng cực của những người phụ nữ trong
giai đoạn quá khứ, một phim là cuộc đấu
thực sự trong nội bộ ban lãnh đạo Tỉnh
đứng trước cơ hội lựa chọn người lãnh
đạo cao nhất. Ngoài 2 bộ phim thuộc
dòng chính luận kể trên, VFC cũng
chuẩn bị một số phim khá đa dạng về
đề tài để phát sóng trong thời gian tới.
Phim
Lời ru mùa đông
(sẽ phát sóng trên
VTV1 sau khi
Khi đàn chim trở về
kết
thúc) là bộ phim chạm đến vấn đề ngày
càng nổi cộm trong xã hội hiện đại: khi
con cái trưởng thành, mong muốn có
cuộc sống độc lập với gia đình riêng, ít
để ý đến tâm tư, tình cảm của cha mẹ
già khiến họ thấy đơn độc trong ngôi
nhà đầy đủ tiện nghi.
Những ngọn nến
trong đêm
(phần 2) mượn màu sắc giải
trí nhưng cho thấy đời sống của các gia
đình trong bối cảnh xã hội hiện đại,
nhiều giá trị cũ đã đánh mất và gây ra
sự tổn thương rất lớn về tình cảm. Phim
tâm lí xã hội có
Mạch ngầm vùng biên
ải.
Câu chuyện xảy ra ở vùng biên phía
Bắc với sự va chạm giữa những kẻ tội
phạm buôn lậu, bảo kê đường dây
buôn bán phụ nữ và lực lượng bảo vệ
luật pháp. Đáng quan tâm nhất là dự
án phim
Khúc hát mặt trời,
hợp tác với
Đài TBS (Nhật Bản), đánh dấu quá
trình học hỏi và nâng cao kĩ năng làm
nghề chuyên nghiệp của VFC. Phim quay
tại cả Việt Nam và Nhật Bản.
Cảm ơn Đỗ Thanh Hải và chúc
mừng VFC đã luôn đồng hành cùng đất
nước trong sự nghiệp đổi mới, theo kịp
bước trưởng thành của Đài THVN phục vụ
hàng triệu khán giả truyền hình, góp phần
làm cho con người sống cao thượng hơn,
làm cho con người hiểu rõ hơn hạnh phúc
của mình khi được phục vụ xã hội!
Ngọc Đản
(Thực hiện)
Phim truyền hình chính luận
...
(Tiếp theo trang 45)
45
năm
VTV