Background Image
Previous Page  44 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 44 / 92 Next Page
Page Background

44

-

Truyền hình

Nhà báo Ngọc Đản:

Mỗi lần

nghe bạn bè nói chuyện về phim

truyền hình Việt Nam, tôi lại nhớ đến

hai cái tên đạo diễn rất đỗi quen thuộc:

Khải Hưng và Đỗ Thanh Hải. Anh Khải

Hưng đã nghỉ hưu, còn Đỗ Thanh Hải

đang ở độ sung sức. Hình như, cũng như

anh Khải Hưng, Hải sinh ra để làm phim

truyền hình.

- Đạo diễn Đỗ Thanh Hải:

Tôi không

dám tự nhận mình có ảnh hưởng gì quá

lớn đến dòng chảy phim truyền hình Việt

Nam giống như vai trò của NSND - đạo

diễn Khải Hưng. Tôi nhớ, khoảng năm

1996 - 1997, khi tôi mới tốt nghiệp đại

học thì đạo diễn Khải Hưng đã là một tên

tuổi lớn, tạo nên sức ảnh hưởng với các

bộ phim truyền hình trong chương trình

Văn nghệ Chủ nhật.

Sau này, may mắn

về làm việc tại Hãng phim truyền hình

Việt Nam, bây giờ là Trung tâm sản xuất

phim Truyền hình, tôi xác định, mỗi bộ

phim mình làm sẽ đem lại cảm xúc gì cho

khán giả, họ sẽ thấy yêu gì và ghét gì. Tôi

không quá quan tâm đến việc làm mọi

cách minh hoạ chủ đề tư tưởng của

phim, vì nếu mình kể một câu chuyện

hay, khán giả yêu thích thì tự nhiên các

giá trị khác sẽ đến. Thế hệ chúng tôi có

thể xem như sự kế cận của các đạo diễn

đã đặt những viên gạch xây nên sự

nghiệp phim truyền hình Việt Nam vào

khoảng những năm 1990. Chúng tôi tiếp

tục xây ngôi nhà đó với những công

nghệ, vật liệu mới hoặc

có thể điều

chỉnh, đưa vào đó những xu hướng

mới với mong muốn phim TH Việt Nam

ngày càng hấp dẫn và đủ sức cạnh

tranh với các chương trình giải trí hiện

đại, những format game show hoành

tráng được mua bản quyền. Điểm khác

biệt là tôi và những đồng nghiệp hiện

nay cố gắng tìm kiếm cơ hội được tiếp

cận với những quy trình làm phim chuyên

nghiệp quốc tế, được trực tiếp làm việc

và học hỏi từ các đội ngũ sản xuất phim

chuyên nghiệp qua những dự án phim

hợp tác. Những kinh nghiệm đó thực sự

có giá trị về mặt tích luỹ kiến thức, kĩ

năng nghề nghiệp, tác động nhiều đến

tư duy quản lí để lựa chọn hướng đi phù

hợp cho sự phát triển của phim truyền

hình Việt Nam trong những năm tới đây,

cũng như góp phần đẩy mạnh thương

hiệu VTV với các Đài TH lớn trong khu

vực và châu Á.

Người ta thường nói, người đi sau

biết chăm chỉ học hỏi để sửa mình rồi dần

dần trở thành người có văn chương, ấy là

người bậc nhất. Đỗ Thanh Hải học được gì

ở đi trước, nhất là trong lĩnh vực đạo diễn

truyền hình?

- Đúng vậy, thời điểm chúng tôi mới

ra trường, việc được làm phim, được

giao việc đã là một sự may mắn. Khi đó,

mỗi năm VTV chỉ sản xuất phát sóng

khoảng hơn 100 tập phim (so với bây

giờ khoảng gần 1000 tập phim) nên cơ

hội để các đạo diễn trẻ được giao phim

là rất khó khăn, chi phí làm phim lại ít

nên không ai dám mơ đến một phim hay

để gây dấu ấn tên tuổi. Chưa kể, tôi

được đào tạo chuyên ngành đạo diễn

điện ảnh nên bỡ ngỡ với ngôn ngữ thể

hiện của phim truyền hình. Khi đó, bản

thân tôi đã từng nghĩ đến lựa chọn mới

cho tương lai, chuẩn bị hành trang đi du

học với một nghề nghiệp khác. Rồi may

mắn đến với phim đầu tay và cứ thế, tôi

tìm thấy sự say mê với nghề đạo diễn

phim truyền hình và đi tiếp một mạch đến

bây giờ đã gần 20 năm. So với thời điểm

ban đầu phim truyền hình Việt Nam ra

đời thì lúc này, tính cạnh tranh và sự đối

diện với các mô hình sản xuất xã hội hoá

đang buộc chúng tôi phải không ngừng

sáng tạo về mọi mặt, từ nội dung, hình

thức thể hiện, cách quảng bá, xu hướng

tiếp cận các đối tượng khán giả… Điều

đó cũng buộc chúng tôi phải tự thay đổi

Phim truyền hình chính luận

phải đụng đến trái tim, sự đồng cảm

của người xem

Với tôi, Đỗ Thanh Hải không chỉ

là một đạo diễn tài năng mà còn

là một nhà quản lí trẻ trung, năng

động. Tản mạn câu chuyện với

anh mới thấy, người nghệ sĩ chân

chính yêu mến nghề nghiệp hơn

hết, không thỏa mãn với mình và

luôn cố gắng đi xa hơn, hướng

về khán giả và bắt nhịp với cuộc

sống hôm nay.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải

45

năm

VTV