Truyền hình
-
65
chúng tôi đã quyết định chọn
cảnh quay cho bộ phim
Khi đàn
chim trở về
trên địa bàn 3 tỉnh:
Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình. Đó là
những địa phương mà về cảnh
quan đã hội tụ đầy đủ yêu cầu
mà kịch bản đưa ra: những bản
làng yên ả dưới tán rừng, những
ngọn núi quanh năm mây phủ,
những người lính kiểm lâm ngày
đêm canh giữ cho màu xanh của
rừng đại ngàn và hơn cả là tình
cảm chân thành của người dân
địa phương dành cho đoàn làm
phim. Tất cả đã tiếp thêm động lực
cho chúng tôi phải có được những
thước phim chân thực nhất, sinh
động nhất.
Được biết, bộ phim được làm
khá công phu, cả ê kíp thực hiện đã
mất hàng tháng trời khăn gói lên rừng
để hoàn thành những cảnh phim chân
thực và hấp dẫn. Đạo diễn có thể chia sẻ
những khó khăn và thuận lợi trong quá
trình làm phim?
Từ thành phố Lào Cai vượt qua cổng
trời, đoàn phim đến Mường Hum huyện
Bát Xát. Chúng tôi có 60 người, 60 túi
ngủ dưới mái nhà sàn chỉ có một nhà vệ
sinh. Nhiệt độ về đêm xuống dưới 10 o C
nhưng ai cũng háo hức mong trời sáng
để bước vào cảnh quay. Nắng lên,
những dải mây như chiếc khăn lụa chợt
đến chợt đi, chỉ còn những ánh mắt thân
quen, trìu mến ấm dần lên. Sau bữa cơm
vội trên tuyết, cả đoàn lại lao vào công
việc vì mặt trời xuống nhanh lắm. Thời
gian trôi thật nhanh, tạm biệt Mường
Hum - Bát Xát, đoàn về Phú Thọ để lại
những ánh mắt ngẩn ngơ, những cái bắt
tay thắm thiết, chan chứa tình thân.
Với cảnh rượt đuổi giữa đội kiểm
lâm với bọn tội phạm phá rừng giữa đại
ngàn, những cung đường hiểm trở… chắc
cũng gây vô số trở ngại cho quay phim và
diễn viên, anh đã xử lí những tình huống
khó này ra sao?
Khi cùng đường, bọn lâm tặc rất
manh động và chống trả quyết liệt vì
chúng biết rằng lực lượng kiểm lâm
mỏng, địa bàn rộng. Kiểm lâm có súng
nhưng chỉ được phép bắn chỉ thiên.
Trong
Khi đàn chim trở về,
tôi không khai
thác nhiều yếu tố hành động mà đi sâu
vào những thực trạng đang diễn ra hàng
ngày mà lực lượng kiểm lâm phải đối
mặt. Đó là: hối lộ, tạo tình huống giả để
đánh lạc hướng tẩu tán lâm sản trái
phép, đặt bẫy, cắm chông, manh động
hơn nữa là đặt quả nổ, đe dọa, khủng
bố tinh thần người thân của lực lượng
kiểm lâm.
Ê kíp làm phim có bị “nhắc nhở” về
các chi tiết tiêu cực trong kịch bản phim?
Ngay khi hoàn thiện kịch bản, chúng
tôi gửi kịch bản sang Cục kiểm lâm và đã
nhận được sự ủng hộ, ý kiến đóng góp.
Cuộc chiến chống lâm tặc, chống lại sự
thoái hóa biến chất của một số cá nhân
trong chính ngành nghề của mình là
cuộc chiến cam go. Cục kiểm lâm cũng
như những cán bộ kiểm lâm chân chính
đều hiểu và trân trọng công việc của
những người làm phim - phản ánh cái
xấu để nói lên giá trị của cái tốt, cũng
như góp phần kêu gọi, thức tỉnh quần
chúng cùng chung tay với ngành kiểm
lâm trong cuộc chiến bảo vệ rừng.
Đây cũng là bộ phim truyền hình có
số tập kỉ lục từ trước đến nay của VFC- 46
tập, điều này chắc cũng khiến đạo diễn
đau đầu tìm ra cách dẫn dắt và thể hiện
câu chuyện phim để hấp dẫn khán giả
màn ảnh nhỏ. Anh có thể tiết lộ “nỗi khổ”
này với khán giả?
Nhà biên kịch Nguyễn Ngọc Đức
mắc trọng bệnh, phải nằm đọc cho con
gái anh đánh máy nên kết cấu kịch bản
và các tuyến nhân vật tản mạn, thiếu sự
gắn kết. Dựa trên chất liệu và những
nhân vật đã được xây dựng,
chúng tôi đã chắt lọc, cô đọng và
bổ sung thêm để kịch bản hấp
dẫn hơn, hợp với tình hình thực
tế. Sau gần 2 năm, qua 2 lần
sửa, kịch bản
Khi đàn chim trở
về
mới chính thức được đưa
vào sản xuất.
Anh và các đồng nghiệp
đã gặp những áp lực nào ở
Khi
đàn chim trở về
phần 3, khi
mà phần 1 và 2 đã rất thu hút
khán giả và dư luận, từng
giành giải Phim truyền hình
được yêu thích nhất?
Tôi đã được gặp nhà
biên kịch Nguyễn Ngọc Đức
từ phần 2 phim
Khi đàn chim
trở về.
Anh từ Nghệ An ra nhà tôi để
cùng sửa chữa kịch bản, chúng tôi rất
hiểu nhau và trân trọng công việc của
nhau. Vì thế, chúng tôi có được giải
Phim truyền hình được yêu thích nhất do
độc giả của Tạp chí Truyền hình bình
chọn. Kịch bản phần 3 này anh viết khi
đang trọng bệnh, đã có lúc anh định
buông xuôi nhưng vì niềm đam mê, vì
công việc còn dang dở, anh đã vượt
qua bệnh tật để hoàn thành kịch bản.
Khi kịch bản được đón nhận cũng là lúc
anh về với đất mẹ.
Anh
có
thực sự hài lòng sau khi
hoàn thiện hậu kì và chờ ngày phim lên
sóng? Có điều gì còn khiến anh thấy
muốn được làm lại: cảnh quay, chi tiết,
tình huống, nhân vật…?
Xin cảm ơn Nguyễn Ngọc Đức đã
cho tôi được làm kịch bản của anh,
phần còn lại tôi rất hồi hộp chờ đợi sự
đón nhận từ khán giả. Từ:
Dời nhà ra
phố, Chuyện phố phường, Ông Tơ hai
phẩy, Tháng củ mật, Cuộc gọi lúc
không giờ, Rừng chắn cát
cho đến:
Heo
may về qua phố, Tu hú lạc bầy...
những
bộ phim tôi làm phần nào mang được
hơi thở của cuộc sống, sinh động về đề
tài và tôi hi vọng đáp ứng được sự mong
mỏi của khán giả với các thể loại phim
truyền hình.
Cảm ơn đạo diễn!
Thu Hiền
(Thực hiện)