Truyền hình
-
69
mùa hè, khi mực nước trong hồ cạn
xuống khoảng một phần ba, trông hồ
giống như dấu bàn chân trái khổng lồ.
Không hiểu hồ được hình thành như
thế nào và từ bao giờ? Một người dân
cho chúng tôi biết, người ta đã thử bằng
cách chèo thuyền ra giữa hồ, buộc đá
vào dây thả xuống hồ để đo chiều sâu,
thế nhưng, thả hoài, hết dây này, nối
thêm dây khác cũng không thấy đá
chạm đáy nên đến bây giờ vẫn chưa rõ
chiều sâu hồ Bàu Tró là bao nhiêu. Xoay
quanh di chỉ Bàu Tró có rất nhiều tranh
luận khoa học và lịch sử. Theo các nhà
khảo cổ học thì sau Ba Đồn, đồng bằng
ven biển Đồng Hới là đồng bằng duy
nhất của Bắc Trung Bộ được tạo thành
trên nền đá gốc bị biển bào mòn và bao
phủ bởi trầm tích biển. Điều đó đã tạo
nên những vùng đất trũng và hình thành
nên những bầu nước ngọt ngay sát biển.
Đứng trên đồi cát nhìn xuống, biển và hồ
như chỉ cách nhau vài gang tay nhưng
bao đời nay, nước hồ vẫn luôn ngọt như
nước suối. Đó là điều kì diệu không ai có
thể thể lí giải nổi.
Cơm Pồi - Món ăn độc đáo của
người Chứt
Đi sâu vào vùng núi Quảng Bình là
nơi sinh sống của dân tộc Chứt. Họ là
những cộng đồng dân cư nói ngôn ngữ
Việt - Mường nhưng lại tách khỏi cộng
đồng Việt - Mường trước khi Mường tách
khỏi Việt. Trong tiến trình định canh định
cư xây dựng lại cuộc sống mới, tộc người
Chứt giữ lại những bản năng sống mang
sắc thái khởi nguyên, là tộc người mang
nhiều nét bí ẩn chưa được biết đến.
Đã 50 năm, từ khi đội biên phòng Cà
Xèng tình cờ phát hiện một nhóm người
lạ. Kết quả điều tra cho thấy, đây là
nhóm người Chứt - một trong những tộc
người nhỏ bé nguyên sơ, ít được biết
đến. Cả một quá trình đi lại làm quen,
bằng sự cảm mến, những chiến sĩ biên
phòng nơi thâm sâu cùng cốc đã thuyết
phục người Chứt ở đây làm cuộc cách
mạng di dời từ hang đá rừng sâu về với
bản làng.
Nói đến người Chứt, không thể
không nói đến cơm Pồi. Không ai nhớ
người Chứt làm được món cơm Pồi từ khi
nào, chỉ biết rằng, bao năm qua món ăn
này đã đi sâu vào trong tiềm thức của
người Chứt, trở thành món ăn truyền
thống đậm đà bản sắc. Sống ẩn bên
dãy Trường Sơn, chưa quen với các hoạt
động sản xuất kinh tế, lương thực của họ
không có gì khác ngoài những loại ngũ
cốc tự cung. Chính bởi thế, cơm Pồi -
món ăn được chế từ ngô và sắn của tộc
người này từ những năm còn sinh sống
trong hang sâu rừng thẳm vẫn còn đến
tận bây giờ.
Để nấu cơm Pồi, người ta phải chọn
lựa nguyên liệu kĩ càng. Ngô hạt ngâm
nước trong khoảng nửa ngày, vớt ra để
ráo, rồi cho vào cối giã mịn. Lúa nếp
nương giã loại bỏ vỏ trấu rồi giã gạo
mịn thành bột. Sắn củ bóc vỏ, thái
mỏng, ép giập, vắt kiệt nước. Khi các
nguyên liệu đã chuẩn bị xong, trộn đều
với một ít nước lã, muối, rồi cho vào ống
tre, lấy lá chuối rừng nút chặt phần
miệng để giữ nhiệt cho cơm mau chín.
Cách nấu này giống với cách nấu cơm
lam của đồng bào vùng cao phía Bắc
như: Thái, Dao, Mường... có khác
chăng, chính là ở thành phần nguyên
liệu. Ngoài cách nấu cơm Pồi theo dạng
thức nướng than còn có một số cách nấu
khác như bỏ các ống tre có đựng cơm
Pồi vào nồi, dựng miệng ống có bịt lá
chuối lên trên, đổ nước vào đun cho đến
khi toả ra mùi thơm là cơm chín. Cùng
với đồng bào Chứt ở Thượng Hóa -
Quảng Bình, cơm Pồi cũng là một trong
những nét văn hóa nguyên thủy độc đáo
cần được bảo tồn, gìn giữ.
Yến Trang
m
i
ề
n
c
á
t
t
r
ắ
n
g
Cơm Pồi
Người Chứt