Truyền hình
-
61
Đến Trung tâm y tế thị trấn Như
Quỳnh để tìm hiểu về sức khỏe của người
dân ở làng nghề Minh Khai, đoàn làm
phim cũng gặp thái độ bất hợp tác. Chỉ
đến khi đoàn làm việc với lãnh đạo huyện
Văn Lâm thì mới có được những thông tin
chính thống.
Khi biết có đoàn phóng viên đến ghi
hình các cơ sở sản xuất, người làng Minh
Khai đều cảnh giác và có thái độ đề
phòng. Phải dùng cách “đặc biệt” nhóm
phóng viên mới có thể tiếp cận được với
công nghệ tái chế nhựa siêu bẩn.
Có thể nhận thấy, bên cạnh việc
phản ánh thực trạng, anh cùng đồng
nghiệp luôn
có
những trăn trở về số phận
con người trong mỗi tác phẩm… Anh có
muốn nói gì về điều này?
Tuy là tác phẩm được làm theo hình
thức điều tra nhưng ekip sản xuất vẫn
xác định nhân vật chính của câu chuyện
chính là người dân sống ở vùng đất đó.
Phản ánh được số phận của họ, cuộc
sống của họ đã tạo nên tính nhân văn
của tác phẩm. Điều đó khiến cho tác
phẩm cân bằng được cảm xúc của người
xem, bởi điều tra luôn tạo ra cảm xúc
gay cấn, hồi hộp, nóng cho khán giả
nhưng khi nói đến thân phận của con
người thì lòng trắc ẩn, sự sẻ chia của
khán giả lại quay về. Nhờ đó, tác phẩm
có một bản sắc riêng.
Làm thế nào để
“giữ chân” khán giả?
Sau khi
Sống ở nơi khắc nghiệt nhất
và
Đánh đổi
phát sóng vào khung giờ
phim tài liệu 50 phút trên kênh VTV1, các
anh đã nhận được những phản hồi như thế
nào từ phía khán giả và đồng nghiệp?
Điều gì trong đó khiến anh cảm thấy tâm
đắc hơn cả?
Nhà báo Nguyễn Đăng Bền - Phó
Trưởng phòng Khoa học Môi trường
: Tôi
luôn tâm niệm, nếu nhận được phản hồi,
cả khen lẫn chê, có nghĩa là bộ phim đã
ít nhiều thành công. Khán giả đã biết đến
bộ phim và bị tác động bởi nó... Tôi hơi
băn khoăn bởi những ý kiến ghi nhận
được hầu hết là khen ngợi, ít có ý kiến trái
chiều. Tuy nhiên, tôi hiểu, hai series phim
này được thực hiện với một cách làm mới,
nghĩ mới, vì thế nó mang đến một cảm
nhận mới mẻ cho khán giả.
Ở vị trí của người làm nghề, điều
chúng tôi tâm đắc nhất chính là những
kinh nghiệm được đúc rút sau khi tác
phẩm hoàn thành. Hai series phim ra đời
sau khoá đào tạo do chuyên gia của
BBC, giảng viên Miller Cameron hướng
dẫn, đã cho chúng tôi đã khá nhiều kinh
nghiệm hay. Đơn cử một ví dụ nhỏ như
thế này, nếu ai đó hỏi bạn, bộ phim nói
về cái gì thế? hầu hết chúng ta đều không
thể giới thiệu một cách đơn giản, ngắn
gọn, hấp dẫn về bộ phim của mình chỉ
trong một câu duy nhất. Câu ngắn gọn,
duy nhất đó được gọi bằng thuật ngữ
“pitch”. Chúng tôi học được cách sáng
tạo ý tưởng “pitch” trước khi bắt đầu viết
format hay kịch bản sơ lược, và thấy nó
thực sự hiệu quả.
“Pitch” là một khái niệm còn khá mới
lạ ở Việt Nam. Anh có thể nói rõ hơn
được không?
Có thể, trong các sản phẩm truyền
hình trong nước, chúng ta chưa quen với
khái niệm “pitch”, đặc biệt, khi đó là
những phát biểu về ý tưởng chương trình
nghe có vẻ khác thường. Thế nhưng, thực
tế chứng minh là những ý tưởng mà
Hollywood thích nhất thường là những ý
Yến trần
(Xem tiếp trang 62)
Rác ngập làng và vây kín nơi ở
của người dân tại làng Khoai
Điều tra xả chất thải tại KCN Quang Minh
Điều tra chặt phá rừng tại Yên Bái
Đoàn làm phim "Sống ở nơi khắc nghiệt"