62
-
Truyền hình
P
hía sau màn hình
tưởng có cốt truyện mạnh mẽ, kì lạ, khác
biệt, lạ lùng, kì quặc… vì như thế chúng sẽ
ngay lập tức thu hút đuợc sự chú ý của
người nghe.
Tại Hollywood, nhiều người được coi
là thành công khi bán được 2 - 3 ý tưởng
“pitch” trong cả cuộc đời. Những ý tưởng
hay có thể đáng giá đến hàng triệu đô la.
Phần lớn những bộ phim tuyệt vời đều có
thể được tóm tắt lại bằng tối đa ba câu,
và các nhà sản xuất cũng sẵn sàng trả
hàng trăm nghìn đô la cho một “pitch”
chỉ gói gọn trong ba câu. Tuy nhiên, so
với doanh thu hàng triệu đô la của những
bộ phim thì số tiền đó không đáng kể.
Nếu có một ý tưởng hay, nó dễ được viết
thành một kịch bản thành công. Từ một ý
tưởng hay, nhà sản xuất luôn có thể bám
lấy nó như nội dung cơ bản, sau đó trải
qua nhiều bản nháp khi cùng làm việc với
các biên tập, đạo diễn, quay phim,.. Từ
“pitch” hoàn toàn có thể tạo ra một sản
phẩm hấp dẫn. Nhiều người luôn có suy
nghĩ rằng: “Ý tưởng thì rẻ như bèo”.
Những ý tưởng tồi thì đúng là rẻ như bèo,
nhưng những ý tưởng hay thì lại quý hơn
vàng. Nhà sản xuất nào cũng muốn
nghe một ý tưởng độc đáo. Một ý tưởng
kịch bản hay sẽ khiến cho người nghe
tưởng tượng ra được bộ phim mà họ
muốn xem. “Pitch” của
Sống ở nơi khắc
nghiệt nhất là
“Người Việt đầu tiên đi
vòng quanh thế giới sẽ đối mặt với
những thách thức ở nơi khắc nghiệt nhất
Việt Nam”; Còn với
Đánh đổi,
thì đó là
“Nhà báo điều tra xuất sắc sẽ thâm
nhập vào những điểm nóng về môi
trường trên khắp cả nước để buộc sự thật
phải lên tiếng”.
Và ý tưởng hay “pitch” là chìa khoá để
các chương trình có thể “giữ chân” được
khán giả?
Tôi đọc được câu chuyện này
về Bob
Kosberg, giám đốc của trang
www. moviepitch.com- người được mệnh danh
là ông vua “pitch” của Hollywood: Từng
có một người phụ nữ đã lớn tuổi ở
Arkansas có nghe về Bob Kosberg và đã
gửi email cho anh ấy như thế này: “Bob
thân mến, tôi biết anh là người bán các ý
tưởng. Anh nghĩ sao về một câu chuyện
có thật về một người sống trong bức
tượng Nữ thần tự do?”. Ngay lập tức Bob
bị lôi cuốn. Cuối cùng Bob đã bán ý
tưởng này cho hãng Universal. Nhờ Bob,
người phụ nữ ấy đã kiếm được khoảng
50.000 đôla mà chẳng phải làm gì ngoài
việc nhạy bén nghĩ ra một ý tưởng hay.
Các loại hình báo chí, trong đó có
truyền hình đang chịu sự cạnh tranh vô
cùng khốc liệt. Nếu 10 giây đầu tiên của
chương trình không “giữ chân” được
khán giả thì chúng ta không hi vọng họ
sẽ không chuyển kênh. Với số lượng kênh
truyền hình bùng nổ - 298 kênh truyền
hình trong và ngoài nước khác nhau tại
Việt Nam như hiện nay, khán giả có quá
nhiều lựa chọn, họ sẽ chuyển kênh khi
bắt gặp những thứ quen thuộc, quá bình
thường hay quá cũ. Nhiệm vụ quan trọng
của nhà sản xuất là phải làm cho chương
trình của mình trở nên đặc biệt - bắt đầu
từ ý tưởng “pitch” - bởi khán giả sẽ không
xem những gì cũ kĩ mà họ đã quen thuộc
và dễ nhận diện. Hiểu một cách đơn
giản, để giữ được khán giả, “pitch” chính
là một trong những chìa khóa của sự
sáng tạo.
Yến Trần
(Tiếp theo trang 61)
chìa khóa...
Hai giải thưởng quốc gia về môi trường 2015
mới được trao nhân sự kiện ngày Môi trường thế giới 5/6 đều thuộc về Ban Khoa giáo (VTV2)
- Về hạng mục tổ chức và cộng đồng,
giải thưởng được trao cho Phòng Khoa
học Môi trường (Ban Khoa giáo). Từ
năm 2013 đến nay, Phòng Khoa học
Môi trường được thành lập để thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, độc lập, chuyên
trách theo dõi mảng môi trường. Trong
năm 2013 và 2014, phòng đã sản xuất
được gần 300 chương trình gồm các
thể loại: Phóng sự, chuyên đề, cuộc thi
truyền hình (game show), giao lưu tọa
đàm, phim tài liệu môi trường… Phòng
Khoa học môi trường đang phấn đấu
trở thành nơi chuyển tải thông tin khoa
học, giáo dục chuyên biệt về lĩnh vực
môi trường trên kênh VTV2 và của Đài
THVN.
- Về hạng mục cá nhân, giải thưởng
Môi trường 2015 được trao cho Đạo
diễn Nguyễn Hồng Quảng, Phó Trưởng
phòng Khoa học Môi trường. Trong 10
năm gắn bó với thể loại phim tài liệu
khoa học, nhiều tập phim tài liệu của
đạo diễn Hồng Quảng được giới làm
nghề đánh giá là đã tiệm cận với các
tác phẩm về thế giới động vật của nước
ngoài. Ngoài ra, anh còn đoạt giải đặc
biệt tại Liên hoan Phim Tài liệu về môi
trường và Biến đổi khí hậu cộng đồng
Asean cho phim
Tiếng gọi Vooc Cát
Bà
năm 2014; Giải Cánh diều Vàng
dành cho tác phẩm
Khu hệ bướm Việt
Nam
(2008),
Một ngày với vọoc quần
đùi
(2010); Giải thưởng Cánh diều Bạc
phim Khoa học của Hội Điện ảnh Việt
Nam năm 2014 cho phim
Bảo tồn Vượn
Cao Vít
...
Nhà báo Nguyễn Đăng Bền
nhận giải thưởng cho tập thể
Đạo diễn Nguyễn Hồng Quảng