68
-
Truyền hình
Hò giã ruốc - “Đặc sản”
làng biển Cảnh Dương
Trên đường thiên lí
Bắc - Nam, qua đèo
Ngang chưa đầy 10km
về phía Đông Nam,
đoàn làm phim đã thấy
một vùng quê trù phú
xinh đẹp tấp nập thuyền
bè. Đó là xã Cảnh Dương.
Nằm bên núi phượng, sông
loan yên bình như một chiếc
thuyền neo đậu bên bờ biển biếc.
Nhắc đến Cảnh Dương, Cảnh Trạch,
Quảng Bình người ta hay nhớ nhiều đến
các điệu hát ru, hò quan, hò chèo cạn.
Nhưng ít ai biết rằng, ở làng quê chân
chất mặn tình này xưa kia còn có hò giã
ruốc - một điệu hò độc đáo, gắn bó mật
thiết với cuộc sống của người dân vùng
biển, trở thành món ăn tinh thần không
thể thiếu khắp làng trên xóm dưới. May
thay, khi chúng tôi đến, mảnh đất Cảnh
Dương vẫn còn một số người gìn giữ lại
những điệu hò nổi tiếng một thuở.
Ngày trước, Cảnh Dương vẫn là một
ngôi làng ven biển, chưa phát triển như
bây giờ. Đây cũng là thời đại hoàng kim
của điệu hò giã ruốc. Cứ vào tháng 4,
tháng 5 âm lịch, khi tàu bè nườm nượp
ra khơi thì cũng là lúc những người ở
nhà vác vó đi thu lượm ruốc. Với một xã
biển, lúa gạo trở
thành
“của
hiếm”, còn
con ruốc, con
tép là đặc
sản Trời cho.
Bà con vừa
giã ruốc, giã
tép vừa nói hộ
tiếng lòng của
mình. Những đêm
trăng thanh gió mát,
nam thanh, nữ tú kéo
nhau đến một ngôi nhà rộng rãi hoặc
đình làng... để cùng cất tiếng hò giã
ruốc. Các làng trên, xóm dưới lại được
một dịp đông vui tấp nập. Để tổ chức
được cuộc hò giã ruốc, một cối hò phải
có từ hai đến bốn người. Điểm đặc biệt
nhất làm nên điệu hò giã ruốc chính là
những nhịp chày giã của người dân
miền biển. Làn điệu lên xuống trong
thanh âm ngũ cung của âm nhạc
truyền thống, giọng hò, câu hát mộc
mạc tươi tắn cùng với nhịp điệu dồn
dập không nghỉ ngơi đã làm nên nét sinh
động khó quên.
Có người cho rằng, hò giã gạo khi về
với đất Cảnh Dương lại được mang một
cái tên mới, chính là bắt nguồn từ cuộc
sống thực tế của người dân vùng biển.
Còn ý kiến khác lại cho rằng, hò giã
ruốc của Cảnh Dương có nét giống với
điệu hò sông Mã của Thanh Hoá. Dù
nguồn gốc xuất xứ thế nào, hò giã ruốc
vẫn minh chứng cho sự sáng tạo, vận
dụng linh hoạt của cha ông ta. Bởi vậy,
hò giã ruốc đã trở thành “đặc sản” riêng
của Cảnh Dương mà không phải làng
biển Việt Nam nào cũng có được.
Bàu Tró - Hồ nước ngọt bên
dòng Nhật Lệ
Tiếp tục hành trình
Khám phá Việt
Nam
, đoàn làm phim tới Bàu Tró - vùng
đất nằm trong khu vực sinh học đa dạng
Bắc Trường Sơn, một địa danh khảo cổ
học nổi tiếng. Xoay quanh di chỉ hồ Bàu
Tró có những câu chuyện chưa được hé
mở về một hồ nước ngọt được coi là
không có đáy nằm sát bên bờ biển Nhật
Lệ đầy huyền tích.
Chuyện xưa kể rằng, thời kì Trịnh -
Nguyễn phân tranh, dòng sông Gianh
đã trở thành ranh giới giữa hai bờ chiến
tuyến. Những cư dân miền Nam bởi nhớ
thương quê hương vẫn luôn hướng về
phía bên kia bờ Bắc. Lâu dần nước mắt
của họ chảy thành sông, chảy ra biển
gọi là Nhật Lệ. Cách đó vài trăm mét,
ngay bên bờ biển mặn mòi là hồ nước
ngọt Bàu Tró. Theo truyền thuyết, Bàu
Tró là dấu chân để lại của một người
khổng lồ khi đi qua vùng đất này. Vào
C
ù
n
g
K
h
á
m
p
h
á
V
i
ệ
t
N
a
m
v
ề
Mỗi
tập
Khám phá
Việt Nam
là một câu
chuyện về một vùng đất với
những sắc màu văn hóa độc đáo
chưa từng được khám phá… Được
xây dựng theo hình thức kí sự thực tế,
phóng viên của chuyên mục đã chia sẻ
nhiều câu chuyện thú vị về hành trình
khám phá miền gió Lào, cát trắng
Quảng Bình. Chương trình phát
sóng
17h15, thứ Bảy và Chủ
nhật hàng tuần trên
VTV1
.
Hò giã ruốc
Hồ Bầu Tró
P
hía sau màn hình