Truyền hình
-
59
tưởng phải mời bằng được anh tham gia
trong một loạt chương trình các vấn đề
về y tế. Nhưng ai dè, khi vừa đề cập,
anh đã lắc đầu và khéo léo từ chối. Vậy
là nhiều ngày liền tôi gọi điện hỏi thăm,
thuyết phục rằng có biết bao nhiêu trẻ
em không may bị hở hàm ếch còn chưa
biết đến anh và cuộc sống của chúng
bất hạnh biết bao nhiêu. Cuối cùng tôi
đã thành công trong việc khắc họa
chân dung một người bác sĩ có tấm lòng
nhân hậu”.
Nhân vật của
Vì cộng đồng
cũng có
thể là những người hết sức bình dị như
người lao công. Mất hai đêm thức trắng
lang thang cùng nhân vật trên khắp các
cung đường để hiểu và thấm thía nỗi
nhọc nhằn, sự miệt mài và gian truân của
họ, ê kíp mới lên được ý tưởng kịch bản.
Chương trình được quay trong vòng 1
tuần với nhiều hình ảnh thú vị, góc khuất
của những người sống về đêm, lam lũ
nhưng vẫn lạc quan đã mang đến cho
khán giả một góc nhìn khác, một cảm
nhận khác để thêm trân trọng những
người lao động bình dị nhưng góp sức
không nhỏ cho vẻ đẹp của cuộc sống
phồn vinh.
Với ê kíp làm chương trình,
khó khăn không
nằm ở vấn đề
về địa lí, quan
trọng là việc làm
của nhân vật
đem lại lợi ích gì
cho cộng đồng.
Phóng viên Trọng
Hải không thể quên
được chuyến công
tác về huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng
cùng đoàn cán bộ
của Bệnh
viện Quân Y 105. Ba ngày cùng ăn,
cùng ở, cùng làm việc với đoàn công tác
tại Quảng Uyên, Cao Bằng, anh đã
được chứng kiến nhiều việc làm đầy ý
nghĩa của cán bộ Bệnh viện với những
người dân nghèo nơi đây như: khám
chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho
người dân trong huyện; hướng dẫn
người dân biết cách phun thuốc muỗi,
đảm bảo vệ sinh dịch tễ, cách phòng và
chống một số bệnh thông thường… Việc
làm ý nghĩa nhất là họ đã thực hiện
chương trình chuyển giao công nghệ cho
bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Uyên
về một số kĩ thuật phẫu thuật xương,
khám và chẩn đoán nhiều chứng bệnh
khác. Từ đó, người
dân không
phải chuyển lên tuyến trên để
điều trị, giảm được rất nhiều chi phí tốn
kém về ăn ở, đi lại, thời gian…
Đối với phóng viên Kim Oanh, mỗi
câu chuyện, mỗi nhân vật trong chương
trình
Vì cộng đồng
đều là nhân vật vô
cùng đặc biệt. Oanh không thể quên em
nhỏ người Dao ở Bản Cỏi, Xuân Sơn, Phú
Thọ mà chị từng có dịp gặp gỡ. “Hoa 12
tuổi, nhỏ xíu, thích học tiếng Anh, mỗi
buổi chiều em đều tình nguyện dạy tiếng
Anh cho các em khác ở cùng bản trong
căn bếp rộng chưa đầy 8m
2
, dùng than
làm phấn và phiến gỗ làm bảng. Để tìm
được đến nhà em, chúng tôi đã đi bộ
khoảng 3km đường rừng và 2 đêm chịu
cái lạnh giá của vùng sơn cước, không có
sóng điện thoại, không nước tắm, không
nhà vệ sinh. Nhưng cũng chính nhờ đó,
chúng tôi càng yêu mến và trân trọng
hành động của Hoa. Và cũng
nhờ những khó khăn đó, chúng
tôi mới khắc họa được chân thật
và cảm động chân dung của cô
giáo nhỏ vùng cao” - Kim Oanh
chia sẻ.
Đối với những chương trình
nhân đạo, để làm được hay vô
cùng khó. Bởi nó phải chạm được
đến nơi sâu thẳm nhất tâm hồn khán
giả. Chính vì vậy, với mỗi
phóng viên trong ê kíp,
bên cạnh việc
t ậ p
t r u n g
l à m
bằng trí
óc, họ còn
phải cảm
nhận bằng
tâm hồn mới
có được một
sản phẩm không
chỉ hay mà còn
cảm động và ý
nghĩa. Ở đâu đó giữa cuộc sống bộn bề
với lo toan, gánh nặng, còn nhiều lắm
những con người, những tấm lòng cao
cả vì cộng đồng. Và ê kíp thực hiện luôn
cố gắng phản ánh chân thực nhất, cảm
động nhất về những con người đó với
mong muốn mang đến cho khán giả
khoảng lắng đọng trong cuộc sống, thấy
được những con người hàng ngày vẫn
âm thầm làm mọi việc vì cộng đồng để
xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Lê Hoa
Ảnh:
Hải Hưng
PV Nguyễn Nam (áo kẻ)
Ê kíp làm chương trình
“Có những rất nhiều cuộc điện thoại, email gửi về với sự cảm ơn sâu sắc và
chân tình. Nhiều tâm sự ngập chìm trong nước mắt. Bởi với họ, chương trình đã
mang đến một ánh sáng mới, một niềm tin mới cho những trẻ em vùng cao, những
số phận bất hạnh, bi thương trong cuộc sống”.
Anh Nguyễn Đình Quyền, Giám đốc Tổ chức Vì giáo dục chia sẻ sau khi xem
chương trình Vì cộng đồng: Ước mơ không còn lẻ loi ở Bản Cỏi, Phú Thọ.
“Trong cuộc đời nhiều năm làm bác sĩ phẫu thuật và cũng từng tham gia một
số chương trình nhưng
Vì cộng đồng
là một chương trình đặc biệt. Nó có thể chạm
đến trái tim những người dù là lý trí, dù là sắt đá nhất.
Vì cộng đồng
đã đem tôi
đến gần hơn với những em nhỏ bất hạnh bị dị tất sứt môi, hở hàm ếch”.
Bác sĩ
Nguyễn Thành Thái, Trưởng Khoa Phẫu thuật - Tạo hình, Bệnh viện Việt Nam -
Cu Ba chia sẻ sau khi xem chương trình Vì cộng đồng: Y tế Hà Nội chung sức vì
cộng đồng.