Phóng sự
Xả nước từ đập thủy điện
có cứu được khô hạn
đã dành một thời
lượng lớn để chứng minh lượng nước
từ đập Cảnh Hồng của Trung Quốc tác
động như thế nào tới việc giải cứu hạn
mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đập
Cảnh Hồng có dung tích vận hành 249
triệu m 3 . Nếu xả liên tục với lưu lượng
2.190m 3 /s thì chỉ trong khoảng 30 tiếng,
đập Cảnh Hồng sẽ hết nước. Nhưng
phía Trung Quốc không nói rõ việc sẽ
xả nước liên tục với lưu lượng đó hay
chỉ xả ngắt quãng. Đây là một vấn đề
quan trọng để chúng ta có thể dự báo
được khối lượng nước về là bao nhiêu,
về khi nào? Không ai có thể trả lời được.
Vì các nước thượng lưu sông Mê Kông
như: Thái Lan, Lào, Campuchia cũng
đang bị khô hạn hoành hành. Vì vậy,
khi lượng nước này chảy qua lãnh thổ
của các nước này sẽ được lấy một phần
để giải hạn cho các vùng của mình. Mặt
khác, lượng nước này sẽ bị mất một
phần theo quy luật của tự nhiên khi phải
chảy qua một quãng đường hàng nghìn
km. Vì vậy, trông đợi lượng nước từ
đập thủy điện Cảnh Hồng, Trung Quốc
không phải là một giải pháp khôn ngoan
và chủ động.
Trên thực tế, khi thấy nước về,
nhiều nông dân ở một số tỉnh đã ồ ạt
xuống giống vụ hè thu sớm mà không
thuân thủ theo đúng lịch thời vụ. Điều
này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng. Vấn đề này đã được anh đề cập
đến trong phóng sự như thế nào?
90 năm qua, người dân và chính
quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long mới đối mặt với một trận hạn hán
và xâm nhập mặn kéo dài và cường độ
mạnh đến
như vậy.
Những
thiệt hại
về sản xuất, ảnh hưởng tới sinh hoạt là
chưa từng có. 11/13 tỉnh thành ở đây đã
phải ban hành tình trạng thiên tai. Điều
đó giải thích vì sao một giọt nước lúc
này lại quý giá đến như vậy. Tuy nhiên,
nảy sinh một tình trạng đáng báo động
là người dân tự động ồ ạt xuống giống
vụ hè thu sớm mà không thuân thủ
theo đúng lịch thời vụ. Họ muốn nhanh
chóng gieo trồng vụ mới để có tiền trả
nợ tiền giống, tiền công, máy móc, phân
bón bị thiệt hại trắng trong vụ xuân hè.
Vì vậy, trong phóng sự chúng tôi cũng
đã đưa ra lời cảnh báo từ các chuyên gia
về tình trạng này cũng như chuyển tới
thông điệp cho lãnh đạo các địa phương
rằng, cần phải tỉnh táo, bình tĩnh để nắm
bắt tình hình phức tạp của hạn mặn.
Việc cả Đồng bằng sông Cửu
Long phải trông đợi vào lượng nước
từ thượng nguồn không phải là một
giải pháp bền vững và rất đáng lo ngại.
Thông điệp mà phóng sự của anh
muốn chuyển tải tới các nhà hoạch
định chính sách là gì?
Đồng bằng sông Cửu Long được
các nhà khoa học xác định là một trong
những nơi bị ảnh hưởng lớn nhất của
hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu,
nước biển dâng. Nhưng theo tính toán,
hiện có hơn 20 đập thủy điện đã và đang
xây dựng trên dòng sông Mê Kông, các
đập này sẽ giữ nước lại khiến lượng
nước về đồng bằng ít hơn, thất thường
hơn. Xu hướng này đặt ra vấn đề các
nước trên dòng Mê Kông phải hợp tác,
chia sẻ, bình đẳng về nguồn nước. Ủy
hội sông Mê Kông phải phát huy tiếng
nói, vai trò quyết định trong việc sử
dụng nguồn nước bình đẳng, công bằng
vì lợi ích chung.
Những điều trên buộc Đồng bằng
sông Cửu Long cần phải chuyển đổi
sản xuất nông nghiệp thiên về ngọt như
lâu nay sang nước mặn nhiều hơn. Đó
là cách thích ứng với xu hướng của tự
nhiên. Chúng ta phải xem nước mặn là
một cơ hội để làm giàu, là bạn để sống
chung. Và đây là một cuộc cách mạng
về tư duy sản xuất, của cơ sở hạ tầng.
Cảm ơn anh!
Yến Trang
(Thực hiện)
Kênh mương khô kiệt
Người dân lấy nước
Nhà báo Phạm Hùng (bìa phải) cùng các
đồng nghiệp trong phóng sự Cắm mốc biên giới
17