22
VTV
Văn hóa
Giải trí
động viên trò kiên trì, không bỏ nghề.
Để rồi sau đó, Hoàng Dũng đã ghi dấu
ấn với khán giả qua nhiều vai diễn cả
sân khấu và truyền hình: Trạng Quỳnh
trong bộ phim cùng tên (ĐD: Nguyễn
Ngọc Trung) 28 năm trước; Thái sư Lý
Đạo Thành trí tuệ, quyền biến; quan
Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai
triều vua nhà Lý thế kỷ 11 (Lý Thánh
Tông và Lý Nhân Tông) của vở
Tình sử
ngàn năm
(2010); vua Lý Cao Tông bạc
nhược trong phim
Thái sư Trần Thủ Độ
(34 tập, 2013); tướng quân Bouridale
cứu rỗi thành Paris nhiễu loạn dưới thời
Hoàng hậu dâm loạn Marguerite trong
vở kịch kinh điển
Tháp đoạn hồn
của
A.Dumas cha (NSND Doãn Hoàng
Giang dựng, 8/2011); Chủ tịch tỉnh
biến chất Đinh Xuân Ẩn của phim 36
tập
Đàn trời
phát sóng năm 2012 trên
VTV1. NSND Hoàng Dũng nhiều lần
được lựa chọn để giao những vai có sức
nặng. Ông cho rằng, hai vai bộ đội mà
ông đã diễn thành công: Lãm (phim
Hà
Nội đêm trở gió
), Hai Hùng (
Ăn mày dĩ
vãng
- vở kịch của nhà văn Chu Lai do
Hoàng Quân tạo dựng) là hai nhân vật
mà không vai bộ đội nào vượt qua được,
xét về mặt kịch bản văn học. Gần đây,
NSND Hoàng Dũng đã tham gia phim
Tuổi thanh xuân
phần 1 và một vai diễn
trong phim điện ảnh
Vệ sĩ, tiểu thư và
thằng khờ
vào cuối năm 2016. Hoàng
Dũng đã nếm trải qua các dạng nhân
vật, từ “kẻ ăn mày dĩ vãng”
đến ngai
vàng ngôi báu. Ông trải nghiệm, thấu tỏ
những thăng trầm của cuộc đời nên có
lối diễn sâu, thật.
C
ũng khá lâu rồi, khán giả cả nước
không được xem NSND Hoàng
Dũng đóng vai diễn chính trong phim
truyền hình. Ông đã từ chối nhiều lời
mời để chuyên tâm cho Nhà hát Kịch Hà
Nội - ngôi nhà thứ hai của ông. Tháng
1 vừa qua, sau cấp cứu 10 ngày, NSND
Hoàng Dũng lại dẫn đoàn sang châu
Âu, chuyến công tác cuối cùng trong
vai trò Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội.
Lịch đã lên, kiều bào chờ đón, Trưởng
đoàn phải trốn bác sĩ mà đi. Đợt diễn
vở
Điện thoại di động
và chùm hài kịch
kéo dài 15 ngày ở 5 thành phố đã chiếm
cảm tình của đông đảo khán giả tại Ba
Lan, Czech đến Budapest (Hungary).
Tại CHLB Đức, đoàn diễn tại Viethaus
Berlin - trung tâm thương mại lớn của
người Việt, và Dresden.
Hoàng Dũng học đạo diễn từ năm
2002, khi là Phó Giám đốc Nhà hát và
đã sở hữu hàng chục vai diễn đáng nhớ.
NSND Hoàng Dũng là người thầy uy tín,
đóng góp cho công tác đào tạo môn Kĩ
thuật biểu diễn tại trường Đại học Sân
khấu - Điện ảnh. Ngoài ra, ông còn dạy
các khoá diễn viên của Trung tâm Sản
xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình
Việt Nam (VFC) từ khoá đầu tiên năm
2003 tới năm 2008 và 2016. Ông là giám
khảo nhiều kì Liên hoan Truyền hình
toàn quốc, Trưởng ban giám khảo Sân
khấu truyền hình 2016, uỷ viên BCH và
Hội đồng Nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ
sân khấu Việt Nam 3 kì liên tiếp. Ông
tham gia lồng tiếng các phim truyền
hình dài tập nước ngoài đầu tiên mà Đài
Truyền hình Việt Nam mua bản quyền
như:
Oshin, Cô chủ nhỏ
. Ông nhiệt tình
trao kiến thức, kinh nghiệm và lửa đam
mê cho thế hệ tiếp nối khi trở lại trường
cũ, dạy hai khoá diễn viên năm 2005 và
2011, mỗi khoá 3 năm. Hơn 90 diễn viên
được ông tạo điều kiện sống tốt với nghề
như đóng phim, tiểu phẩm, quảng cáo…
vào thời sân khấu không đỏ đèn đều. Đã
có người trách Hoàng Dũng thiếu năng
động, ít chịu quan hệ, móc nối khi làm
chủ rạp Công Nhân, 42 Tràng Tiền, khi
không duy trì được lịch diễn hàng đêm;
cả thập niên không đưa được Nhà hát
vào phương Nam biểu diễn. Lí giải về
điều này, ông chia sẻ, tiêu chí của Nhà
hát Kịch Hà Nội không chú tâm diễn
hài mà thế mạnh ở chính kịch. Nhà hát
Hoàng Dũng đã lựa chọn
và mãnh liệt sống chết với
nghệ thuật. Không phải
duyên may, mà chính ông
đã phán xử, định đoạt cái
tên mình thành một định
danh không nhoà lẫn.
khối rubic chứa ...
(Tiếp theo trang 21)