Chúc mừng anh và ekip vừa
giành được Giải A - Tác phẩm phóng
sự xuất sắc về đề tài môi trường năm
2016. Là một nhà báo nhiều năm lăn
lộn với vấn đề môi trường, anh có cảm
xúc gì khi nhận được giải thưởng này?
Việc giành được giải A phóng sự môi
trường xuất sắc ở loại hình truyền hình
là niềm vinh dự bất ngờ đối với tôi và
cả nhóm. Khi nhận được thông tin về
cuộc thi, tôi chọn hai tác phẩm tâm đắc
nhất đã sản xuất trong năm 2016 để dự
thi. Đó là phóng sự
Xả nước từ đập thủy
điện có cứu được khô hạn
và
Thị trấn
kêu cứu vì khí thải
. Đây cũng là hai tác
phẩm đã đoạt giải Nhất và giải Nhì trong
cuộc bình chọn tác phẩm xuất sắc được
tổ chức hàng quý trong năm 2016 do
Chi hội nhà báo Ban Khoa giáo tổ chức.
Xả nước từ đập thủy điện có cứu
được khô hạn
được BTC đánh giá cao
nhất ở loại hình truyền hình và cùng với
ba tác phẩm khác ở loại hình báo in,
báo phát thanh và báo điện tử. Phóng
sự này nhằm cảnh báo các tỉnh ở Đồng
bằng sông Cửu Long sẽ gặp nhiều
thách thức trong mùa khô ở tương lai
khi mà nguồn nước sông Mê Kông đổ
về sẽ ít đi và thất thường hơn. Đây là
hệ quả của việc ở vùng thượng lưu, các
nước xây dựng liên tiếp các đập thủy
điện. Nó đặt ra vấn đề cho các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long phải chủ
động ứng phó, thích ứng với tình hình
mới; Đồng thời các nước trên dòng Mê
Kông phải hợp tác với nhau nhằm chia
sẻ, hợp tác nguồn nước.
Với đề tài
Xả nước từ đập thủy
điện có cứu được khô hạn,
anh đã
nghiên cứu và tìm hiểu trong bao lâu
trước khi bắt tay vào làm phim…?
Trong đợt thiên tai hạn hán và xâm
nhập mặn diễn ra tại các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long, tôi được phân công
thực hiện các phóng sự phản ánh tình
trạng hạn mặn ở đây. Đặc biệt, lãnh đạo
Ban và Phòng đã yêu cầu nhóm phóng
viên phải tìm được góc nhìn mới về đợt
hạn mặn. Nhóm chúng tôi đã có hai tuần
đi đến các xã của 5 tỉnh, thành: Cần
Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng,
Bến Tre.
Chuyến công tác này trùng với thời
điểm Trung Quốc đồng ý xả nước từ đập
Cảnh Hồng để giúp Đồng bằng sông
Cửu Long giảm bớt những thiệt hại từ
hạn mặn theo lời đề nghị của Việt Nam.
Không chỉ người dân mong chờ mà lãnh
đạo các địa phương cũng rất kì vọng vào
nguồn nước quý này.
Sau chuyến công tác 14 ngày, trở về
Hà Nội, chúng tôi được chỉ định làm gấp
một phóng sự về câu chuyện này. Một
mặt, nhóm chúng tôi liên hệ với PGS TS
Lê Tuấn Anh, người đã có những phân
tích sâu về tính hiệu quả của nguồn nước
từ đập Cảnh Hồng trong một cuộc hội
thảo về vấn đề hạn mặn để cập nhật thêm
thông tin mới về lượng nước từ đập Cảnh
Hồng về Việt Nam. Thứ hai là thu thập
tư liệu từ các đồng nghiệp tại VTV Cần
Thơ về phản ứng của người dân và chính
quyền về sự kiện này. Đồng thời, lãnh
đạo phòng cũng chỉ đạo cho một nhóm
khác liên hệ phỏng vấn thêm ý kiến của
các nhà khoa học hàng đầu tại Hà Nội để
có thêm cứ liệu và phân tích khoa học.
Chỉ sau vài ngày, chúng tôi đã có thông
tin, cứu liệu và hình ảnh mình cần để
hoàn thiện chương trình phát sóng. Đây
là phóng sự đầu tiên trong series 5 phóng
sự về hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu
Long. 5 phóng sự đều được phát trong
chuyên mục
Phát triển bền vững
. Sau
này, tôi đã biên tập lại thành một phim tài
liệu 50 phút phát trên VTV1 với tên gọi
Mặn và ngọt
.
Đến nay, vấn đề cứu hạn cho
Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang là
một bài toán khó chưa tìm được lời giải.
Dù đề nghị của Việt Nam đã được phía
Trung Quốc chấp thuận nhưng dường
như mọi việc không đơn giản như vậy.
Anh có thể nói rõ hơn được không?
và những câu hỏi
đang chờ lời giải
Nước về vùng hạn
Tại Hội báo Toàn quốc
2017, bên cạnh nhiều
hoạt động giao lưu,
trao đổi nghiệpvụ sôi
nổi và bổ ích, BTC đã
trao 40 giải thưởng
phóng sự xuất sắc về
đề tài môi trường. Ở
thể loại truyền hình,
phóng sự
Xả nước từ
đập thủy điện có cứu
được khô hạn
của
nhóm tác giả Phạm
Hùng - Ban Khoa giáo,
Đài THVN đã được
đánh giá rất cao và
được trao giải A. Chia
sẻ của Phạm Hùng sẽ
giúp khán giả hiểu
hơn về những vấn đề
cấp bách được đề cập
trong phóng sự.
Lúa chết khô
VTV
Đối
thoại
16