21
Một trong những điểm nhấn của bộ
phim là những điệu hò diễn ra khi lao
động ở rất nhiều không gian khác nhau,
từ vùng biển, sông nước, đồng ruộng
cho đến núi rừng. Chính vì vậy, ekip làm
phim đã phải di chuyển rất nhiều để có
được những cảnh quay như ý. Một
trong những cảnh mà chúng tôi phải
đầu tư công sức nhiều nhất đó là trên
dòng Kiến Giang. Để thực hiện những
cảnh ca hát trên sông Kiến Giang, ekip
của chúng tôi có 25 người bao gồm cả
nghệ nhân hát, diễn viên. Chúng
tôi đã phải huy động đến 3 chiếc thuyền
và 2 chiếc ca nô để di chuyển. Đây là
phân đoạn chiếm nhiều thời gian nhất
của bộ phim vì chúng tôi phải lựa
theo dòng nước, ánh sáng mới có
được những cảnh quay ưng ý.
Với một ngày lênh đênh trên sông dưới
tiết trời nắng nóng, chúng tôi đã có
nhiều kỉ niệm khó quên. Nhớ nhất là
khi quay phim bước lên bờ thì bất
ngờ bị trượt ngã, nhưng vì phản xạ khá
t t nên anh ấy đã giơ máy quay lên cao,
giữ cho máy không bị ướt. Đó đúng là
một tình hu ng thót tim bởi nếu chiếc
máy rơi xu ng nước thì coi như công
sức của cả đoàn làm phim đi tong. Thế
mới thấy, đôi khi phản xạ của những
người cầm máy rất quan trọng.
Lệ Thủy hiện có khoảng hơn chục
câu lạc bộ hát hò khoan, người dân
cũng như các nghệ nhân ở đây tham gia
rất sôi nổi. Dường như hát hò khoan ở
Lệ Thủy đã ở trong máu họ rồi và sức
s ng của hò khoan nơi đây vô cùng
mạnh mẽ. Điều này đã xóa tan những
nghi ngại khi thấy lớp nghệ nhân ở Lệ
Thủy đã khá nhiều tuổi và chúng tôi yên
tâm rằng hò khoan sẽ còn lưu truyền
mạnh mẽ. Hò khoan Lệ Thủy hiện là di
sản phi vật thể qu c gia, tôi hi vọng sau
khi bộ phim phát sóng có thể giúp làn
điệu này tiếp cận ra ngoài phạm vi Việt
Nam để được nâng tầm hơn trong
tương lai.
THU HUỆ
(Ghi)
Cảnh quay Hò giã gạo
ĐD Dương Lan Hương
(cầm loa) chỉ đạo ekip làm phim