Previous Page  67 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 67 / 92 Next Page
Page Background

67

được hỏi đã thừa nhận từng nghĩ đến

việc tự sát hoặc sử dụng rượu mạnh

để quên đi áp lực. Cũng theo nghiên

cứu này, các bếp trưởng tại Anh làm

việc từ 48 - 60 giờ mỗi tuần; 70 - 80%

cho biết, họ gặp phải tai nạn từ nhẹ

đến nặng trong quá trình chế biến món

ăn, tình trạng kiệt sức, trầm cảm

thường xuyên xảy ra. Mỗi một món ăn

là một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự

tinh tế, sáng tạo và tỉ mỉ, do đó áp lực

của họ bị nhân lên theo từng món ăn.

Trong rất nhiều áp lực, danh lợi và

sự nổi tiếng đã trở thành nỗi ám ảnh

của không ít đầu bếp tài năng. Ngoài

tình yêu cho những món ăn mới và đồ

uống tuyệt vời, phần lớn các bếp

trưởng đẳng cấp quốc tế đều đặt mục

tiêu nhắm tới ba ngôi sao của Michelin,

một danh hiệu và cũng là chứng tích

cho tài năng mà bất kì đầu bếp nào

cũng đều tự hào, hay Gault Millau, tiêu

chuẩn đánh giá ẩm thực nổi tiếng khắt

khe tại Pháp. Thế nhưng, nhiều bi kịch

cũng đã nảy sinh từ đây.

Được ví như Oscar của điện ảnh

hay Grammy của âm nhạc, sao

Michelin là biểu tượng để đánh giá

chất lượng của một nhà hàng và cũng

là một giải thưởng quan trọng trong

làng ẩm thực thế giới. Hàng năm, các

nhà hàng nhận được sao Michelin sẽ

được vinh danh trong cuốn cẩm nang

ẩm thực hàng đầu thế giới - The

Michelin Guide - ra đời từ năm 1900.

Tiêu chuẩn đánh giá để tặng sao

Michelin dựa trên chất lượng nguyên

liệu, hương vị hoàn hảo, trang trí bắt

mắt và có nét riêng biệt của món ăn

bên cạnh phong cách trang trí, thái độ

phục vụ, nhiệt độ, âm nhạc của nhà

hàng... Hàng năm, các chuyên gia ẩm

thực của Michelin Guide với vai trò là

thực khách sẽ trà trộn vào các nhà

hàng để âm thầm ăn thử và hoàn

thành một bản đánh giá kĩ lưỡng về

những trải nghiệm tại nhà hàng. Nếu

như nhà hàng nào không duy trì được

chất lượng tiêu chuẩn như đã được

công nhận, sẽ bị tước đi sao vàng

Michelin.

Vị giám khảo

MasterChef

danh

tiếng Gordon Ramsay đã từng phải bật

khóc vì Michelin. Nhưng cũng không

đến nỗi bi kịch như Benoit Violier. Ngày

31/01/2016, Benoit Violier, người được

vinh danh Đầu bếp xuất sắc nhất thế

giới được phát hiện tự sát tại nhà

riêng. Nhà hàng Hotel de VilleVille của

ông từng nhận được 3 sao Michelin và

cũng được nêu tên trong danh sách

1.000 nhà hàng tuyệt vời nhất trong

phạm vi 48 quốc gia của La Liste, một

trang web Pháp có uy tín về đánh giá

nhà hàng khách sạn trên thế giới.

Violer đã dùng súng tự sát, nguyên

nhân được xác định là vì áp lực quá

lớn trong công việc kể từ ngày vị đầu

bếp tài hoa nhận được danh hiệu danh

giá. Năm 2003, siêu đầu bếp lỗi lạc

của ẩm thực Pháp Bernard Loiseau

cũng tự kết thúc cuộc đời của mình ở

tuổi 52 sau khi Gault Millau hạ bậc xếp

hạng nhà hàng của ông.

Cuộc chạy đua thứ hạng nhà hàng

gay cấn và lắm chông gai đến mức

khắc nghiệt. Cũng chính vì áp lực

khủng khiếp của danh hiệu mà không

ít bếp trưởng đã từ chối Michelin để

được tự do thỏa mãn đam mê ẩm thực

của mình. Theo tờ Fortune, năm 2013,

đầu bếp Julio Biosca trả lại ngôi sao

Michelin trao tặng cho nhà hàng Casa

Hulio của ông tại Valencia, Tây Ban

Nha bởi ông không muốn phát triển

theo một khuôn mẫu cứng nhắc. Năm

2014, bếp trưởng Frederick Dhooge

của Bỉ cũng trả lại ngôi sao Michelin vì

chỉ muốn “thiết kế” những món ăn

chân phương. Năm 2011, nữ bếp

trưởng người Australia Skye Gyngell

gọi ngôi sao Michelin là một tai họa và

cũng trả lại danh hiệu sau khi một số

thực khách vô tình có ý kiến về sàn

nhà hàng không được sạch lau li.

Nền ẩm thực cao cấp chuyên chính

không đơn giản chỉ là đẳng cấp và sự

đam mê, đôi khi chính danh hiệu đã

ngầm phá hoại tinh thần và trở thành

một trong những nỗi ám ảnh dai dẳng

đeo bám nhiều ông vua đầu bếp.

Diệp Chi

(Theo Guardian)

Bếp trưởng Andrew Clarke

cũng gặp không ít áp lực với nghề

Anthony Bourdain - đầu bếp từng ăn bún chả

với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama

Bếp trưởng Benoit Violier tự sát tại nhà riêng

vì áp lực quá lớn trong công việc

Sao Michelin là nỗi ám ảnh của

nhiều bếp trưởng và nhà hàng