27
được thành phố Đồng Hới
thực hiện rất tốt. Tôi nghĩ, nếu
các địa phương khác trong cả
nước cũng áp dụng phương
pháp này thì dân ca sẽ có sức
sống lâu bền và thẩm thấu vào
tâm hồn con người ngay từ
thuở ấu thơ. Những câu hát
đó sẽ nuôi dưỡng tâm hồn các
em, giúp các em càng thêm
yêu quê hương, yêu những
câu hát ngọt ngào của ông
cha để lại.
Năm 2016, tôi có dịp về Hà
Tây làm chương trình hát Dô và hát
Chèo Tàu thấy ở đây phong trào học
hát truyền khẩu cho các em nhỏ cũng
rất được chú trọng, thể hiện qua các
lớp học được mở ra đều đặn hàng tuần.
Địa điểm mở lớp thường ở ngay tại
đình làng dưới sự hướng dẫn của các
nghệ nhân. Hát Dô thì có nghệ nhân
Nguyễn Thị Lan, hát Chèo Tàu thì có
nghệ nhân Ngô Thị Thu và nghệ nhân
Nguyễn Thị Tuyết truyền dạy cho các ca
nhi. Thực tế cho thấy, những nơi có
phong trào dạy hát dân ca cho thanh
thiếu nhi không nhiều. Những nghệ
nhân, nhân tố tích cực này cần phải
được nhân rộng và có sự quan tâm của
các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa
phương, nhằm tạo điều kiện cho các
hoạt động dân ca dân vũ ngày càng
phát triển và truyền cảm hứng đến tất
cả mọi người. Cũng cần phải nói thêm
rằng, đa số các lớp học này đều do các
nghệ nhân có tâm huyết tự lập nên,
không có kinh phí và phải tự trang trải.
Nhiều nghệ nhân tự đi hàng chục cây
số đến các thôn bản để truyền dạy cho
con em như NSƯT Thủy Tiên (Lạng
Sơn), Nghệ nhân Đinh Thị Kiều Dung
(Hòa Bình)... Trên đây chỉ là một vài ví
dụ điển hình về việc bảo tồn và kế thừa
dân ca trong quần chúng nhân dân, đặc
biệt là sự quan tâm đến lứa tuổi nhỏ mà
tôi có điều kiện được trải nghệm trong
quá trình đi sản xuất chương trình
Dân
ca nhạc cổ
. Mong rằng những hoạt
động này sẽ có ở khắp mọi nơi trên đất
nước để dân ca Việt Nam đã đang và
sẽ còn ngân vang mãi.
LH
(Ghi)
BTV Đoàn Thu Trà và các em nhỏ người Nùng, Lạng Sơn
Hình ảnh tại hiện trường ghi hình hát Dô tại Quốc Oai,
Hà Tây (nay là Hà Nội)
Các em thiếu niên trong một tiết mục hát Dô, dân ca Hà Tây