23
được xem trước những tập phim đang
ở giai đoạn hậu kì, cá nhân tôi đánh
giá, những phần tự sự này đã tạo
được sự mới mẻ trong cách kể chuyện
và khiến khán giả tiệm cận với những
diễn biến tâm lí của nhân vật. Về dàn
diễn viên, tôi đánh giá cao sự đa dạng
và nỗ lực trong diễn xuất của họ nói
chung chứ không chỉ trong những
phần phỏng vấn.
Những câu thơ mà nhân vật
Hạ đọc có nguồn gốc từ đâu?
Tôi xuất thân là dân chuyên văn.
Tôi hiểu được sức truyền cảm của một
câu thơ hay một bài thơ khi được đặt
đúng chỗ. Tôi luôn mong muốn xây
dựng một nhân vật “ho ra thơ, thở ra
văn” mà vẫn đáng yêu, gần gũi. Khi
làm phim
Ngày ấy mình đã yêu
, tôi đã
ít nhiều gửi gắm vào Hạ về một mẫu
nhân vật mà tôi ưa thích: một cô nàng
hoạt ngôn, láu lỉnh, hay nói những câu
vần vèo và tự chế những vần thơ con
cóc, ẩm ương, ngộ nghĩnh dán trên tủ
lạnh của nhà người yêu. Trong phim,
có một lần, cô ấy đọc bài thơ
Gọi
của
Trần Hữu Việt. Đó là khi Hạ hơi say
rượu, mơ hồ giữa thực tại và quá khứ.
Bài thơ này gắn bó suốt thời tuổi trẻ
của đám chuyên văn chúng tôi. Khi
viết kịch bản này, tôi cảm thấy nó quá
phù hợp với xúc cảm của nhân vật,
nên đã xin phép anh Hữu Việt để
được phép sử dụng nó. Khi lên phim,
hiệu ứng của bài thơ thực sự rất tốt,
đến mức, chúng tôi đã đưa luôn cả
vào trailer và generic của phim. Tôi
thực sự rất vui vì bài thơ đã tạo được
sự yêu mến và đồng cảm lớn trong đại
bộ phận khán giả.
Bạn có e ngại rằng khán giả
xem phim sẽ lại nhún vai “À, phim
hay là do kịch bản ngoại” mà không
chú trọng đến khâu chuyển thể khá
khó nhằn?
Xin thú thật là, khi được lãnh đạo
giao Việt hóa dự án này, phản ứng đầu
tiên của tôi là từ chối. Không phải tôi
sợ vất vả hay sợ sự so sánh, mà đơn
giản là vì, bản thân tôi là người sáng
tác, tính áp đặt với nhân vật và câu
chuyện là rất lớn, nên tôi luôn yêu
thích tư cách sáng tác độc lập. Hơn
nữa, tôi cũng tin rằng bản thân tôi và
đồng nghiệp đều có khả năng tự tạo
dựng những câu chuyện của riêng
mình. Nhưng, sếp của tôi lại nhắc cho
tôi nhớ ra rằng, tôi là một biên kịch
chuyên nghiệp, tức là không chỉ làm
những thứ mình thích, mà phải nỗ lực
làm những thứ tốt nhất, ngay cả ở lĩnh
vực không phải sở trường. Khi tiếp
cận với bản gốc, từ góc độ nghề
nghiệp, tôi hình dung được những
điều mình có thể làm với dự án này.
Có những thứ giữ lại, có thứ bỏ đi, có
điều cần thay đổi. Và dần dần, tôi
nhận ra đây là một dự án có tính thách
thức thú vị. Việc của tôi chính là, làm
thế nào để sáng tạo trong đường
biên? Làm thế nào để đổi thay mà
không phá bỏ? Làm thế nào để giữ
được sự hấp dẫn và bất ngờ đến phút
cuối cùng?
Thay đổi nào so với kịch bản
gốc mang lại nhiều cảm xúc thú vị
cho bạn?
Tôi rất cảm kích cấp trên của tôi, cả
đạo diễn nữa, đã đủ tin tưởng và chấp
nhận cho những phá cách nhất định
của tôi so với bản gốc. Những thay đổi
cơ bản mang tính hệ thống, có thể
nhìn rõ chính là tuyến phụ huynh của
Hạ. Đây là một tuyến chúng tôi thay
đổi hoàn toàn, từ nghề nghiệp cho đến
bí mật của các nhân vật. Tuyến bạn bè
của nhân vật chính: Sol, Đức, Đô,
được thay đổi, bồi đắp và cho họ
Thục Miên
(Xem tiếp trang 24)
Cặp đôi Hạ và Tùng trong
Ngày ấy mình đã yêu