26
D
ân ca chính là những tâm tư tình
cảm của con người được nhân
dân ta hun đúc từ hàng trăm năm
qua. Vì vậy, việc bảo tồn và kế
thừa dân ca cần được hết sức quan
tâm và có những hành động cụ thể,
thiết thực. Tôi thực sự vui mừng và
đánh giá cao việc truyền dạy dân ca
cho trẻ em, thể hiện sự trân trọng đối
với các bậc tiền nhân và âm nhạc
truyền thống của dân tộc, bởi nếu
không có sự truyền dạy dân ca đến các
thế hệ trẻ hôm nay và mai sau thì vốn
quý đó sẽ dần bị mai một, thậm chí
không còn tồn tại. Nếu điều đó xảy ra
thì thực sự rất đáng tiếc.
Năm 2015, tôi được về Kim Bôi -
Hòa Bình để làm chương trình giới
thiệu dân ca Mường, khi thấy các em
tham gia biểu diễn chương trình tuổi
còn trẻ, chỉ khoảng 18 - 20 tuổi, có em
mới 13 - 14 tuổi đã hát hết sức say sưa
những câu hát trữ tình, đằm thắm của
dân tộc mình, tôi phấn khởi vô cùng.
Khi đến thăm và ghi hình lớp học dân
ca Mường của nghệ nhân Đinh Thị Kiều
Dung, tôi càng ngạc nhiên hơn khi thấy
các em nhỏ mới chỉ ở lứa tuổi mẫu giáo
hay tiểu học đã được học và hát rất hay
nhiều làn điệu dân ca Mường phù hợp
với lứa tuổi của các em. Lớp học được
mở ngay trong bản vào các buổi tối cuối
tuần và luôn đông vui bởi sự có mặt đầy
đủ, hào hứng của mọi người.
Cùng năm đó, tôi lại lên Lạng Sơn
làm chương trình hát Then của người
Tày và hát Sli, Lượn của người Nùng.
Khi tiếp xúc với bà con, tôi được biết,
còn rất ít nghệ nhân và số lượng làn
điệu dân ca cũng chỉ đếm trên đầu ngón
tay được truyền khẩu. Đây là thực trạng
rất đáng lo ngại về việc kế thừa dân ca
không chỉ ở Lạng Sơn nói riêng mà ở
nhiều vùng quê khác cũng có hiện
tượng tương tự. Hôm ghi hình phóng
sự, tôi đã gặp các em nhỏ dân tộc Nùng
Lạng Sơn và rất vui khi thấy các em
cũng đã được học hát dân ca tại địa
phương. Hi vọng, những hoạt động như
thế này sẽ được phát huy và nhân rộng
trong cộng đồng bà con các dân tộc
thiểu số của chúng ta.
Lần khác, tôi về Quảng Bình làm
chương trình giới thiệu một số thể loại
dân ca như hát Kiều và Hò Quảng Bình.
Trong quá trình tìm hiểu các hoạt động
bảo tồn dân ca nơi đây, tôi được dự một
tiết học nhạc của học sinh tiểu học tại
thành phố Đồng Hới. Ở đây các em
được học dân ca ba miền và đặc biệt là
các làn điệu dân ca của quê hương
Quảng Bình. Đây chính là kết quả của
việc đưa dân ca vào trường học đã
Gần 20 năm làm biên tập viên âm nhạc, được phân công thực
hiện các chương trình
Dân ca nhạc cổ
của Ban Văn nghệ -
Đài Truyền hình Việt Nam, BTV Đoàn Thu Trà cho biết, chị đã may
mắn được đặt chân đến nhiều miền quê của Tổ quốc, được gặp
các nghệ nhân dân gian và các nghệ sĩ gắn bó với âm nhạc
truyền thống của dân tộc.
Dân ca nhạc cổ
qua góc nhìn của phóng viên VTV
Điều làm tôi đặc biệt ấn tượng và thích thú
đó chính là được nghe các em nhỏ hát dân
ca. Khi được tậnmắt chứng kiến các emnhỏ
thuộc làu làu và say sưa hát dân ca như
vậy, trong tôi dâng lên cảm xúc tự hào vì
tôi biết rằng dân ca vẫn luôn được bảo tồn,
kế thừa và hiện hữu trong cuộc sống.
nhật kí phóng viên
BTV Đoàn Thu Trà và các ca nhi CLB hát Chèo tàu Tổng Gối
xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội)