Previous Page  33 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 33 / 92 Next Page
Page Background

33

khác. Cảnh đầu tiên, vợ chồng, con cái

ông Bánh đuổi nhau ở cái giếng làng, tôi

diễn tự nhiên như sở trường hài của mình.

Đạo diễn có nói với tôi rằng, “chị diễn

mộc hơn chút nữa”. Từ góp ý đó, tôi có sự

điều chỉnh, tiết chế để sống đúng là nhân

vật trong phim. Ngoài ra, tôi cũng được

đạo diễn tin tưởng nhờ đặt lời, đặt nhịp

cho một số đoạn nhạc của các nhân vật

trong phim, tôi khá vui vì đã góp sức mình

cho thành công của phim.

Với lần thử sức khá thành công

này, chị có dự định sẽ tiếp tục đóng phim?

Rất nhiều người gặp tôi ngoài đời khá

ngạc nhiên hỏi: “Chị đóng vai bà Bánh từ

lúc nào mà trông già thế, ở ngoài trẻ đẹp

hơn nhiều”. Tuổi tác của tôi cũng nhiều,

rồi việc chọn một vai phù hợp không dễ.

Nếu có vai diễn đủ hấp dẫn, đạo diễn mời,

tôi sẵn sàng sắp xếp thời gian để tham gia.

Nghệ thuật chèo vẫn được coi là

kén khán giả, nhưng khi lồng ghép với

các chương trình khác, trong phim ảnh

hay làm đĩa hài, chèo vẫn vô cùng cuốn

hút. Là người gắn bó với nghệ thuật

chèo từ thời trẻ đến bây giờ, chị nghĩ sao

về đời sống chèo Việt Nam?

Chèo là bộ môn nghệ thuật thuần Việt

nhất, được sinh ra và gắn liền với cuộc

sống của người dân Việt bao đời nay.

Chèo có mấy trăm làn điệu, có rất nhiều

vở diễn kinh điển, nổi tiếng. 39 năm đắm

chìm với nó mà tôi vẫn cảm thấy chưa

hiểu hết, vẫn say mê tìm hiểu. Gần đây,

những bộ môn nghệ thuật truyền thống đã

được hồi sinh nhờ sự chú trọng, phục hồi,

nuôi dưỡng trong đời sống. Ví như đạo

diễn phim

Thương nhớ ở ai

có công rất

lớn trong việc gắn nghệ thuật truyền thống

vào thời điểm lịch sử của câu chuyện

phim, khiến khán giả thấy được cái hay,

cái đẹp của nó.

các lĩnh vực khác như kịch nói,

phim ảnh

,

diễn viên có nhiều cơ hội để

phát huy khả năng và có thêm thu nhập,

nhưng diễn viên chèo phần nào bị hạn

chế. Các nghệ sĩ ở Nhà hát Chèo Việt

Nam chắc cũng gặp nhiều khó khăn?

Nghệ thuật chèo kén khán giả nhưng

đất để diễn viên chèo hoạt động, làm nghề

lại không hề ít. Trên cả nước có khoảng

16 - 17 nhà hát, đoàn chèo. Ở các làng xã,

di tích lịch sử, đền thờ, miếu mạo đều là

không gian biểu diễn tốt cho chiếu chèo

hay ca trù, cải lương… Sự lan tỏa của

nghệ thuật chèo có thể chưa lớn nhưng

công chúng để loại hình này tiếp cận lại

tương đối đông. Đó là khởi đầu để số đông

người Việt hiểu biết sâu hơn về vẻ đẹp văn

hóa của bộ môn này.

Ngày Tết của một người phụ nữ

giỏi việc nước như NSƯT Thanh Ngoan

sẽ như thế nào?

Đúng là tôi luôn bận rộn với công việc

của Nhà hát Chèo Việt Nam. Trước ngày

nghỉ Tết bao giờ cũng phải lo ổn thỏa đời

sống cho anh chị em trong Nhà hát, rồi

sắp xếp lịch làm việc, biểu diễn, dựng vở

cho sau Tết. Tôi luôn mong muốn Nhà hát

Chèo Việt Nam sẽ luôn đỏ đèn để chèo

đến với nhiều khán giả hơn. Tôi coi Nhà

hát Chèo Việt Nam như ngôi nhà lớn của

mình. Vì thế, ngôi nhà nhỏ của tôi sẽ phần

nào thiệt thòi. Lúc nào tôi cũng thấy mình

bận rộn nhưng vui vẻ vì mọi việc đều

mang lại những ý nghĩa tốt đẹp nào đó.

Chị có thể chia sẻ kế hoạch của

Nhà hát trong năm 2018?

Tháng 9/2018, chúng tôi sẽ mang vở

Quan Âm Thị Kính

đi biểu diễn ở Boston

(Mỹ). Vì vậy, từ giờ đến thời điểm đó ekip

dàn dựng, các nghệ sĩ sẽ phải tập luyện

tích cực cho buổi biểu diễn quan trọng

này. Ngoài ra, Nhà hát sẽ dựng 4 vở mới

và phục dựng, làm mới những vở truyền

thống để ra mắt khán giả. Thêm một năm

bận rộn, thêm những niềm vui mới.

Cảm ơn NSƯT Thanh Ngoan!

Hiền Nguyên

(Thực hiện)

Gia đình bà Bánh trong phim

Thương nhớ ở ai

CT Giao lưu diễn viên phim truyền hình Xuân 2018