Previous Page  29 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 29 / 92 Next Page
Page Background

29

tinh khác nữa, thế là thành ông chủ một

cửa hàng điện thoại “lừng danh” ở thị

trấn. Cách đây hai năm, tôi nghỉ hẳn nghề

sửa điện thoại để tập trung cho công việc

viết sách.

Trong các tập truyện của anh chia

ra làm hai hướng chính: Là những

chuyện thời sinh viên và những câu

chuyện ở quê nhà Hà Tĩnh mà anh như

một nhân vật chứng kiến. Tại sao hai

chủ đề này cuốn hút anh vậy?

Tôi từ quê nghèo miền Trung ra Thủ

đô với tâm thế của một đứa nhà quê chính

gốc nên rất bỡ ngỡ với những điều mới

lạ. Lần đầu tiên tôi biết đến ghẻ, rận, rệp;

biết đến nhà ăn của kí túc, biết quán cóc

và biết run rẩy trước một người bạn khác

giới. Chúng tôi có những đêm không ngủ

vì mải đọc thơ cho nhau nghe (khi ấy gọi

là tra tấn thơ), những buổi tối ôm đàn

“quạt chả” trước sân kí túc và cả những

cơn hâm khi thách nhau nằm ngủ dưới

mưa. Vì vậy, sau này, khi viết về những

chuyện “bựa” thời sinh viên, tôi đã cả gan

tuyên bố “sẽ viết hay đến mức không ai

dám viết về đề tài này nữa”.

Trong mạch văn của tôi còn có một

nơi rất hay được nhắc đến, đó là miền quê

Hà Tĩnh, nơi tôi sinh ra, lớn lên, đi xa rồi

trở về. Ở đó có một cô gái không biết nên

gọi là bạn bè, người yêu hay tri kỉ, người

đã bên tôi trong suốt nhiều năm lông

bông, nghèo khổ, phẫn chí và không lối

thoát. Đó chính là “ranh con” tên Ly. Chỉ

tiếc, khi đã có chút thành công thì nàng

đã không còn bên cạnh nữa. Ly cũng là

người khiến tôi day dứt, tiếc nuối và có

cảm giác mắc nợ nhất. Một món nợ có

lẽ không bao giờ trả nổi và cũng bởi vì

sự day dứt ấy nên khi viết về Ly, tôi luôn

viết với cảm xúc chân thật và mãnh liệt

nhất, như hơi thở tự nhiên vậy.

Xin cảm ơn anh!

Nguyễn Quân

(Thực hiện)

Ảnh:

Phi Long

Kịch bản của Táo Quân luôn được VFC đầu tư kĩ lưỡng (Táo Quân năm 2014)