39
kia rồi rủ đến nhà tôi rất đông. Tôi nghĩ,
mình nên thành lập lớp và dạy không lấy
công”, ông Thắng tâm sự.
Khó lòng đong đếm
Bây giờ thì ở làng Thành Mỹ có đến
hàng trăm người chơi được nhiều loại
nhạc cụ. Ông Phạm Quyết Thắng chia
sẻ rằng, mình đã thành công và việc học
âm nhạc, chơi âm nhạc có giá trị không
thể nào đong đếm hết. Nhiều người đã
học ở “Nhạc viện đồng quê”: “Người già
thì khỏe ra, hoạt bát, còn trẻ em thì tránh
xa tệ nạn, học hành giỏi giang hơn, đỗ
vào các trường năng khiếu nghệ thuật
nhiều hơn”, ông Thắng nhấn mạnh.
Nhiều lần trò chuyện, tôi nhận ra
ông là người giàu tâm huyết và lửa nhiệt
huyết dường như chưa cạn. Có lần tôi
hỏi ông, khi cuộc sống chẳng giàu có,
ông đã bỏ tiền làm ra xây dựng trung
tâm, rồi dạy cho người khác như vậy có
phải là “chơi trội”?. Ông Thắng lắc đầu,
rằng ông không thích thể hiện. Dù để có
được cơ ngơi mà cả xã Ninh Mỹ tự hào,
với thành quả là hơn 100 học sinh đã đỗ
vào các trường năng khiếu, ông đã trải
qua những ngày tháng vô cùng gian nan.
Phải đi xin đàn cũ về sửa, tự xây những
gian phòng cho học trò tập… Giữa
vùng quê quanh năm chỉ có cấy lúa, làm
ruộng, bỗng mọc lên những lớp học lạ
lùng nhìn có phần xa xỉ, xa vời với thực
tế cuộc sống. Thế nhưng, thầy Thắng đã
làm cho người dân tin tưởng vào ý tưởng
và việc làm của mình bằng thực chất rất
ý nghĩa của nó.
Không thể không nhắc tới làng Then,
xã Thái Đào (Lạng Giang - Bắc Giang)
là nơi nổi tiếng về những người nông
dân không chỉ biết kéo cày mà còn biết
kéo đàn violin. Người làng
vẫn đùa nhau và tự hào
rằng, họ có những nghệ sĩ
tay cày, tay đàn. Lúc mùa
vụ đến thì ra đồng, làm
lụng để có những mùa tốt
tươi. Khi vơi công việc,
họ đặt violin lên vai, kéo
những bản nhạc du dương
trầm bổng như những nghệ
sĩ chuyên nghiệp. Người dân kể lại, cụ
Nguyễn Hữu Đưa là người có công đầu
đưa loại nhạc cụ này về với làng Then.
Vào năm 1935, làng đã có đội bát âm
gồm 4 cụ già yêu thích âm nhạc. Ban
đầu các cụ chỉ chơi để giải trí. Năm
1950 khi quân Pháp lập bốt ở xã Thái
Đào cách làng Then chừng 300 mét thì
4 cụ và một số thanh niên đã lập thành
một đội văn nghệ, khơi dậy tinh thần
yêu nước. Năm 1955, đội văn nghệ cử
hai người trong đó có cụ Nguyễn Hữu
Đưa ra Hà Nội đặt mua một số nhạc cụ
để phục vụ luyện tập. Lúc này, đội văn
nghệ của làng đã lên đến hơn 30 người.
Sau này ông Nguyễn Đăng Khoa, sinh
năm 1960 là người tiếp nối công việc của
cụ Đưa thúc đẩy đội văn nghệ làng ngày
càng phát triển. Làng Then thuần nông,
vậy mà, có tới hơn 100 người chơi đàn
thuần thục. Một ngôi làng bé nhỏ có tới 30
cây đàn violin là một chuyện chưa từng có
nhưng đến khi làng xuất hiện trong chương
trình
Chuyện lạ Việt Nam
thì nổi tiếng.
Ông Nguyễn Đăng Khoa khẳng định, làng
Then vẫn là ngôi làng kéo violin độc nhất
trên cả nước. Những người dân của làng
vẫn bảo ban nhau luyện tập, truyền dạy
cho thế hệ sau, bởi chính việc bồi dưỡng
cho thế hệ kế tiếp chính là kéo dài sức
sống của làng văn nghệ.
Được thưởng thức những môn nghệ
thuật mình thích cũng là một thứ hạnh
phúc. Hơn một lần những người dân
làng Then, hay làng Ninh Mỹ chia sẻ
như vậy. Và tôi cũng biết rằng, những
“nghệ sĩ làng” hay “nghệ sĩ ruộng đồng”
ấy rất tự hào về đồng đất quê hương,
tự hào với món ăn tinh thần mình có.
Không chỉ vào mùa xuân, đến thăm các
ngôi làng, khách đều được thết đãi âm
nhạc. Sẽ tuyệt vời biết bao nhiêu đến
ngày Tết, âm nhạc của những ngôi làng
sẽ khiến không khí xuân thêm náo nức,
nồng đượm.
Nguyễn Văn Học
Ông Nguyễn Đăng Khoa
(làng Then, xã Thái Đào) say sưa kéo violin
Thử kèn ở làng Phạm Pháo (Nam Định)