34
Dấu ấn 100 năm
Sân khấu cải lương là đặc thù của
Nam bộ, hay nói cách khác là của đất
Nam kì, đồng bằng sông Cửu Long. Cải
lương xuất phát đầu tiên từ nhạc lễ, được
đưa sang cho nhóm đờn ca tài tử, sau này
được hát ra bộ rồi mới đến sân khấu cải
lương. Cải lương xuất hiện lần đầu tiên
trên gánh hát Tân thịnh của thầy Năm Tú
với câu đối: “Cái cách hát ca theo tiến
bộ/Lương truyền tuồng tích sánh văn
minh”. Sau đó, ông Andre Thận và thầy
Năm Tú mới đưa cải lương lên sân khấu
với nhiều vở tuồng như:
Trang tử thử
vợ, Kim Vân Kiều
…, được diễn tại rạp
Mỹ Tho rồi Chợ Lớn và Sài Gòn… Từ
giai đoạn này, cải lương phát triển vang
dội khắp nơi, thậm chí rất nhiều tuồng
cải lương được các hãng đĩa của Pháp
sản xuất, phát hành khắp trong và ngoài
nước. Giới nghệ sĩ thường lấy dấu mốc
năm 1918, năm ra đời của vở
Kim Vân
Kiều
- tác phẩm cải lương đầu tiên của
miền Nam, được diễn ở rạp thầy Năm Tú
ở Mỹ Tho là năm hình thành bộ môn
cải lương.
Văn hoá cải lương Nam bộ thể hiện
tinh thần lao động, đấu tranh phát triển
của xã hội. Thập niên 60 thế kỉ trước là
giai đoạn phát triển cực thịnh của cải
lương, lấn át cả tân nhạc. Thời đó, sân
khấu cải lương được đông đảo khán giả
đến xem hàng ngày, nhờ đó các soạn giả
và nghệ sĩ có cuộc sống sung túc. Trải
qua nhiều thăng trầm, cải lương dần dần
co cụm và bị các hình thức nghệ thuật
khác lấn át. Cải lương đã không theo kịp
với thời đại, không nói thay được đời
sống tinh thần cũng như những tâm tư
tình cảm, thậm chí cả thị hiếu của khán
giả hiện nay.
Nỗ lực hồi sinh
Sự trở lại của cải lương là nhờ sự nỗ
lực bền bỉ của những người “có tâm”,
dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn
quyết gìn giữ cho bằng được nét tinh hoa
của văn hoá truyền thống dân tộc. Những
đêm sáng đèn của nhà hát cải lương Trần
Hữu Trang, sân khấu Sen Việt của nghệ
sĩ Vũ Luân, sân khấu Hồng Hạc của nghệ
sĩ Lê Hoàng, sân khấu của nghệ sĩ Lê
Nguyên Đạt… đã góp phần thu hút ngày
càng nhiều khán giả mộ điệu. Các game
show trên truyền hình cũng thúc đẩy
sự trở lại của cải lương trong thời gian
gần đây. Được đầu tư hoành tráng, công
phu, các chương trình truyền hình thực
tế đã làm mới cải lương và nhận được
nhiều phản hồi tích cực của người xem.
Hoà điệu đất chín rồng
do Trung tâm
Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ thực
hiện được xem là chương trình vực dậy
cải lương quy mô và có chiến lược, khi
quy tụ các đoàn cải lương ở đồng bằng
sông Cửu Long: Đoàn Cải lương Tây Đô
(Cần Thơ), Đoàn Văn công Đồng Tháp,
Đoàn Cải lương Hương Tràm (Cà Mau),
Đoàn Cải lương Ánh Hồng (Trà Vinh)…
Chương trình được biểu diễn định kì,
1 số/tháng, luân phiên giữa các đoàn cải
lương trong khu vực và được phát trực
tiếp trên kênh VTV5 và VTV9. Dù được
phát sóng trực tiếp nhưng lúc nào khán
giả cũng tới đông kín rạp để được thưởng
thức trực tiếp.
Có thể nói, đã khá lâu rồi các sân
khấu cải lương mới lại nhộn nhịp khán
giả như hiện nay. Sau một thời gian dài
đóng cửa sửa chữa, Nhà hát cải lương
Trần Hữu Trang đã sáng đèn trở lại với
những xuất diễn đều đặn hàng tuần. Các
vở diễn tại sân khấu Lê Hoàng luôn bán
Cải lương
trở lại
Thời gian gần đây, cả trên truyền hình lẫn các sân khấu lớn nhỏ từ Nam ra
Bắc, nhiều vở cải lương kinh điển được phục dựng, làm mới. Các vở diễn được
đầu tư công phu, cách dàn dựng mới mẻ, thu hút sự quan tâm củakhán giả. Sau
rất nhiều nỗ lực của các nghệ sĩ yêu cải lương, bộ môn nghệ thuật truyền
thống này dường như đã tìm được con đường trở lại với khán giả mộ điệu.
VTV
Văn hóa
Giải trí