Previous Page  28 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 28 / 92 Next Page
Page Background

28

Cơ duyên nào để anh tham gia viết

kịch bản

Táo quân

?

Có thể nói, đó là một bất ngờ đối

với tôi. Trước đó, trên trang cá nhân của

mình, tôi có viết  một số status về chủ đề

Táo chầu Trời, không ngờ sau đó đã nhận

được hàng nghìn lượt thích, chia sẻ và

bình luận của độc giả. Khi bài viết cuối

cùng về chủ đề này được đăng lên thì vài

tiếng sau tôi nhận được lời mời của đạo

diễn Đỗ Thanh Hải. Phải nói khi ấy tôi rất

vui và hồi hộp, rất nhanh, vài ngày sau tôi

đã có mặt tại phòng làm việc của VFC để

ngồi cùng đạo diễn Đỗ Thanh Hải bàn về

việc triển khai kịch bản

Táo quân

.

Công việc cụ thể của anh khi

tham gia cùng ekip

Táo quân

là gì?

Thật ra, thời điểm nhận lời mời ra Hà

Nội tham gia kịch bản

Táo quân,

tôi không

biết mình sẽ được giao viết phần nào, khi

ấy cũng rất gấp rồi và tôi chỉ có khoảng

một tuần để viết. Tôi đọc qua đề cương

chi tiết và nhận viết phần đầu, vì biết thời

gian còn lại quá ít. Tôi hi vọng được đóng

góp phần nhỏ trong chương trình năm nay,

vì ekip viết kịch bản khá đông, mỗi người

đảm nhận một phần thôi.

Năm 2017 là một năm chứa nhiều

sự kiện, nhiều chất liệu để anh lựa

chọn. Vậy đâu là khó khăn khi anh viết

kịch bản?

Chất liệu thì rất nhiều, nhưng cái khó

là chuyển tải như thế nào để vừa mang

lại được tiếng cười cho khán giả, lại vừa

không gây cảm giác “đấu tố” hoặc đơn

thuần là liệt kê, điểm báo những sự kiện

nổi cộm của năm. Cái khó có lẽ chỉ là

vấn đề làm quen với một

thể loại mới - kịch bản

sân khấu. Mặc dù có nhiều

điểm tương đồng, nhưng kịch

bản sân khấu khác tiểu thuyết

ở chỗ kịch bản sân khấu kể lại một câu

chuyện bằng lời thoại thông qua nhân vật.

Là người đi sau, đã lắng nghe

nhiều tương tác của xã hội, theo anh, có

lối mở nào cho để

Táo quân

ngày càng

hay hơn?

Theo dõi chương trình mấy năm gần

đây, tôi để ý thấy ekip cũng đã có một số

thay đổi, sáng tạo nhằm mang lại sự tươi

mới cho

Táo quân

, nhưng như thế có lẽ

là chưa đủ đối với khán giả. Tôi thích bỏ

hẳn thủ tục chầu Ngọc Hoàng mà năm

nào cũng diễn, thay vào đó có thể cho các

nhân vật như Táo quân, Thiên lôi, Ngọc

hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu... xuống hạ

giới, hóa thân thành những người bình

thường xâm nhập vào từng ngõ ngách

của đời sống xã hội, qua đó kể lại những

câu chuyện sinh động và hài hước nhất về

một thực trạng nào đó mà người dân đang

bức xúc và quan tâm.

Vậy còn các diễn viên? Liệu họ có

là những gương mặt đã quá cũ? Đã có

một vài diễn viên trẻ xuất hiện, anh

nhận xét như thế nào về diễn xuất của

họ? Liệu họ đã kế thừa và có thể dần

thay thế được các đàn anh đi trước?

Nhiều người kêu dàn diễn viên cũ

quá, năm nào cũng ngần ấy gương mặt,

nhưng mới đây, khi nghe đồn năm nay

Quốc Khánh không đóng Ngọc Hoàng

thì họ lại tỏ ra nuối tiếc. Không ít người

bảo, nếu không có anh ấy vào vai Ngọc

Hoàng, chương trình sẽ nhạt đi

rất nhiều. Tôi nghĩ, hiện tại

rất khó tìm được người

thay thế Chí Trung,

Quốc Khánh, Xuân

Bắc, Công Lý và Tự

Long. Tôi lấy ví dụ,

có những câu như:

“Thưa bệ hạ! Giàu

thì nó ghét, đói rét thì

nó khinh, thông minh thì

nó tìm cách tiêu diệt” chỉ

có qua miệng anh Chí Trung

thì người xem mới thấy buồn

cười, vì anh ấy như là cái dấu chấm câu

cho toàn bộ lời thoại. Hay anh Quốc

Khánh, nhìn thì lừ đừ như ông từ vào đền

nhưng chính phong thái đó lại rất hiệu

quả khi gây cười, bởi anh có lối diễn như

không, tự nhiên hết sức. Còn về diễn viên

trẻ tham gia trong mấy năm gần đây, phải

nói là chỉ ở mức tròn vai hoặc đọc đúng

lời thoại. Đây cũng sẽ là vấn đề nan giải

đối với những người làm sân khấu hài

miền Bắc nói chung và

Táo quân

nói riêng.

Được biết, anh vốn là một cử

nhân văn khoa nhưng rồi anh lại về quê

và trở thành một người sửa điện thoại

di động?

Tôi đã kể chuyện đó trong nhiều

truyện ngắn và truyện dài như:

Ký sự đòi

nợ

,

Ranh con tên Ly

hay

Tôi đi tán gái...

Ra trường, tôi cũng như nhiều bạn bè

khác, hăm hở đi làm báo. Trong một lần

chán nản, nhân tiện vừa chia tay người

yêu, tôi xách balo bắt xe về quê ngay

trong đêm; để lại căn phòng trọ ẩm mốc,

tồi tàn, một mối tình dang dở và rất nhiều

kỉ niệm sau lưng. Về quê tôi thử làm một

số việc nhì nhằng và cuối cùng, nghe ai

đó “xui dại”, tôi đã trở thành thợ sửa điện

thoại sau 6 tháng học nghề tại Vinh. Tôi

thuê một cửa hiệu bé tí trên đường đi qua

phố huyện, mua mấy thứ dụng cụ sửa

chữa, một bộ máy tính cùng các thứ linh

Nhà văn Song Hà

Luôn viết bằng

cảm xúc thật

Mấy năm trở lại đây, Song Hà đã trở thành một hiện

tượng thú vị của cộng đồng văn học mạng. Tất cả bài

viết của anh đều được mọi người chờ đón và tán

thưởng. Thậm chí, ở thị trấn Hương Sơn nơi anh sinh

sống, hàng ngày cũng có không ít người tìm đến

chỉ để xem “cái mặt thằng Song Hà nó ra răng?”.

Cuối năm vừa qua, Song Hà được đạo diễn Đỗ

Thanh Hải mời tham gia cùng ekip viết kịch bản

chương trình

Táo quân

2018.

Nhà văn Song Hà

VTV

đối

thoại