38
Cuộc sống đẹp hơn
Có dịp trở về Nam Định, bạn nên
đến thăm làng Phạm Pháo, một làng
công giáo ở huyện Hải Hậu (Nam Định).
Đây là ngôi làng luôn sống tốt đời, đẹp
đạo và có những người nông dân chơi
kèn Tây cực hay. Phạm Pháo là làng có
xưởng làm kèn đồng sớm nhất ở Nam
Định và cũng là ngôi làng có đội kèn
đồng lớn nhất cả nước. Từ năm 1954,
nhờ có sự cởi mở, nhiều giáo họ được
thành lập, mỗi giáo họ có một đội kèn
riêng. Xứ Phạm Pháo trước đây có chín
họ lẻ cùng với giáo họ nhà xứ là mười
giáo họ, 10 đội kèn phục vụ âm nhạc
trong nhà thờ và xã hội, mỗi đội có đến
vài chục thành viên. Từ năm 1990, toàn
giáo xứ thành lập đội kèn Hợp nhất, mỗi
đội kèn có hơn 50 nhạc công. Đội Hợp
nhất có 500 nhạc công. Trong những
ngày đại lễ ở Phạm Pháo như ngày chầu
lượt, lễ Giáng sinh, Phục sinh... đội kèn
Hợp nhất có thể tấu bản hòa tấu với 500
nhạc cụ. Giáo dân Phạm Pháo không thể
nào quên ngày chầu giáo xứ vào năm
đầu tiên thành lập đội kèn Hợp nhất, khi
tiếng kèn cất lên, rất nhiều cá dưới hồ
nhảy lên bờ. Một linh mục gốc Việt sống
ở Thụy Điển trầm trồ: “Tôi đã đi nhiều
nước trên thế giới, cả những nước cha đẻ
của kèn Tây thì một đội chơi nhiều nhất
cũng chỉ trên dưới 100 nhạc công; ở đây
có tới 500 nhạc công, thật hoành tráng!”.
Đội kèn Phạm Pháo giờ đây không chỉ
dừng lại ở việc phục vụ riêng trong
Thánh lễ mà hòa vào mừng vui chung
của cả đạo, cả đời. Đội còn đi phục vụ
đám cưới, giao lưu. Ở trong làng, nhiều
em nhỏ cũng được dạy và thổi nhuần
nhuyễn các ca khúc quen thuộc như:
Chào bình minh thế kỉ
,
Xuân chiến khu
,
Sơn nữ ca
,
Làng tôi
...
Cũng ở Nam Định, làng kèn Báo Đáp
(xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) nổi
tiếng yêu âm nhạc. Trong đó có nhiều
nông dân thuần túy cứ ngơi tay là lại
luyện âm nhạc để phục vụ các ngày lễ.
Đoàn Trưởng kèn tây Báo Đáp, ông
Nguyễn Tri Phương cho biết, đoàn có
thanh niên 18 tuổi, lại có người hơn 50
tuổi nhưng rất đồng lòng, đồng sức xây
dựng đội kèn ngày một phát triển.
Tài sản của đoàn kèn Báo Đáp là
hàng chục chiếc kèn cổ, có tuổi thọ hơn
70 năm và nhiều chiếc kèn mới, hiện đại
do những người nông dân bán thóc lúa,
thậm chí bán đất để được sở hữu. Ông
Nguyễn Tri Phương tâm sự: “Âm nhạc
đã giúp đời sống người dân lạc quan,
đẹp hơn. Ngoài chơi kèn thì ở đây nhiều
người còn kéo được violin, chơi organ,
guitar nữa”.
Ngược lên tỉnh Ninh Bình, đến làng
Thành Mỹ (xã Ninh Mỹ - huyện Hoa
Lư), chúng tôi còn được chứng kiến
“Nhạc viện đồng quê” ở đây được thành
lập năm 1995, người thành lập là ông
Phạm Quyết Thắng. Với cây đàn organ
S90 cũ, ông bỏ thêm tiền đầu tư thêm
cây violin mới. “Khi tôi biểu diễn, trẻ
con trong làng kéo đến xem rất đông.
Nhiều đứa muốn tôi dạy chúng. Tôi nghĩ
rằng, âm nhạc phải có một sức mạnh
nào đó mới “rủ” chúng đến gần. Ban đầu
chỉ có mấy đứa, sau đó đứa nọ khoe đứa
Những làng nông dân
“chơi trội”
“Chơi trội”, nhưng có hàm nghĩa
tích cực. Đó là cá tính và niềm
đammê âmnhạc, nghệ thuật của
những người nông dân hay lam
hay làm ở những ngôi làng bình
dị. Dù bận bịu nhưng cứ ngơi việc
là họ lại cất lên lời ca, tiếng
hát, tấu nhạc du dương góp
phần làm đẹp hơn đời sống tinh
thần. Vào mùa xuân, đó cũng là
một trong những “món” họ
mang ra đãi khách.
Không khí tập luyện ở Nhạc viện đồng quê
VTV
Văn hóa
Giải trí