Previous Page  42 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 42 / 92 Next Page
Page Background

42

VTV

Phía sau

Màn hình

Thưa chị Trần Hà, từ bao giờ

không gian hiện đại, sống động của

New York trở thành trường quay di

động của VTV vậy?

- Ba năm trước, khi được giao trọng

trách mở Văn phòng thường trú VTV tại

New York, tôi đã nghĩ rằng, VTV New

York cần phải có một trường quay mini.

Vì lệch múi giờ, ban ngày ở Việt Nam

buổi đêm ở Mỹ nên trường quay mini đó

sẽ phục vụ cho các bản tin ghi vào buổi

đêm của chúng tôi, khi không ra ngoài

được. Lúc đó, tôi đã tham khảo ý kiến

của một số quay phim, đạo diễn trường

quay ở nhà, rồi lục tìm trên mạng mô

hình các trường quay “tí hon”... Những

tháng đầu tiên sang New York, tôi đến

CNN New York để xem trường quay

nhỏ của họ như thế nào. Hay ghé xem

những trường quay mini của một số đài

đặt trong trụ sở Liên hợp quốc. Song, tất

cả đều không hợp với VTV New York.

Chúng tôi có quá ít người cho những

trường quay dù là đơn giản (hai năm

đầu, VTV New York chỉ có hai nhân

sự là quay phim Mạnh Chiến và tôi).

Nhưng nếu không có trường quay, kể cả

đơn giản nhất, thì chúng tôi sẽ ghi hình

vào buổi đêm ở New York như thế nào?

Không lâu sau đó tôi nhận ra rằng, chẳng

cần đâu xa, chúng tôi luôn có một trường

quay rộng nhất, sống động nhất, luôn sẵn

có mà lại không hề đắt đỏ, đó chính là

New York. Chỗ nào, góc nào ở đây tôi

nghĩ cũng có thể là “trường quay” của

VTV được.

Chuyện về chiếc bàn tròn và

trường quay di động khắp phố Wall của

ê kíp phóng viên thường trú tại New

York chắc hẳn có nhiều điều thú vị?

Tiền thân là chiếc bàn vuông đấy

(cười).

Nhưng sau chúng tôi đều nghĩ,

bàn hình tròn sẽ thân thiện hơn. Vì nó

không có góc cạnh. Chỗ nào cũng giống

chỗ nào và chiếc bàn tròn cũng mới có.

Còn nếu nói về “trường quay” thì phố

Wall chính là tấm phông nền cực sống

động cho chúng tôi khi kể về những câu

chuyện kinh tế, về đồng đôla, chứng

khoán lên xuống hay cả chuyện dầu

thô lao dốc... Khách mời là các chuyên

gia của phố Wall cũng rất thích tham

gia “trường quay ngoài trời” của chúng

tôi. Có một chuyện như thế này: Để có

khung hình toàn cảnh phố Wall, quay

phim Mạnh Chiến đã tìm được một góc

rất đẹp. Đó là một mỏm chìa ra từ một

toà nhà đối diện sàn chứng khoán New

York. Chỗ ấy rất lí tưởng để đặt chiếc

bàn mời chuyên gia. Vài lần đầu, mọi

chuyện diễn ra khá suôn sẻ. Nhưng một

lần, khi đang chuẩn bị phỏng vấn chuyên

gia, thì bảo vệ toà nhà, nơi chúng tôi đặt

máy quay đến nói đây là tài sản riêng của

toà nhà, cần có giấy phép mới được quay.

Thời gian để kịp cho phỏng vấn lên sóng

không nhiều. Trời mùa đông lạnh - 10 o C

không dễ di chuyển mọi thứ, lại chỉ có

tôi và quay phim Mạnh Chiến. Rất may,

vị khách mời của chúng tôi đã nhiệt tình

đứng ra “đàm phán” hộ. Rằng ông ấy

làm ngay tại phố Wall này, rằng đây là

nhóm phóng viên Đài THVN lần đầu tiên

thường trú tại New York. Rằng đây là câu

chuyện nói về nước Mỹ nhưng sẽ phát

“trường quay di động” của VTV

New York

Gần đây, trong sự kiện

Telefilm 2016,

khán giả Truyền hình Việt Nam

rất thích thú khi nghe các phóng viên Trần Hà và Lê Tuyển trò

chuyện trực tiếp về công nghệ truyền hình mới từ “trường quay di

động” tại New York - nơi cách nửa vòng trái đất. Những cuộc giao

lưu với khách mời từ trường quay di động ở New York đã dần trở

nên quen thuộc với khán giả VTV1. Phóng viên Trần Hà - Trưởng văn

phòng đại diện VTV tại New York - Mỹ chia sẻ về “trường quay” đặc

biệt này.