Previous Page  46 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 46 / 92 Next Page
Page Background

46

VTV

Phía sau

Màn hình

Những góc nhìn đa chiều

Nghề báo vẫn luôn được coi là một

nghề hấp dẫn và cao quý. Sức mạnh

của báo chí được ví là thứ “quyền lực

thứ tư” (nghĩa là chỉ sau lập pháp, tư

pháp và hành pháp). Đó cũng là nghề

luôn phải song hành với những mảng

màu tối, những góc khuất của xã hội,

phải đối mặt, đương đầu với đủ loại thế

lực hữu hình lẫn vô hình. Còn những

câu chuyện ẩn chứa sau câu chữ, tít bài,

bức ảnh... hay những chi tiết hậu trường

phía sau cánh cổng tòa soạn, những

nỗi niềm trăn trở, sự âu lo, dằn vặt của

người làm báo thì không phải ai cũng

biết. Vì thế, cũng dễ hiểu khi phim về

nghề báo có sức hút rất lớn với khán

giả và những người theo nghề.

Từ trước tới nay có nhiều phim có

nhân vật là nhà báo, nhưng phim truyền

hình dài tập lấy nghề và người làm báo

là tuyến trung tâm chỉ tính trên đầu

ngón tay. Một số tác phẩm có thể kể

đến như:

Nghề báo

,

Đèn vàng

,

Phóng

viên thử việc

,

Đàn trời, Những phóng

viên thử việc

,

Nguyệt thực

(đang phát

sóng trên VTV3). Một điểm chung

là hầu hết tác giả kịch bản, đạo diễn

của các bộ phim đều là những người

từng có thời gian hoạt động trong lĩnh

vực báo chí hoặc thân quen với giới

truyền thông nên phản ánh được những

nguyên tắc cơ bản của báo chí. Mỗi bộ

phim đã lựa chọn khai thác một hướng

khác nhau nhưng đều cố gắng để khắc

họa chân dung của những người cầm

bút trong quá trình tác nghiệp.

Không chỉ là câu chuyện hậu trường

phía sau những bài viết, những gian

nan, vất vả của những nhà báo tận

tâm cho công việc mà các bộ phim

cũng không ngại đề cập đến vấn đề

tiêu cực, sự tha hóa về đạo đức nghề

nghiệp của không ít kẻ tham lam, thủ

đoạn, mượn danh nhà báo để chuộc

lợi về mình. Hình ảnh nhà báo trên

màn ảnh có từ người mới chập chững

vào nghề đến những nhà báo kì cựu, ở

nhiều mảng nội dung như phóng viên

điều tra, phóng viên văn hóa, phóng

viên kinh tế… làm cho bức tranh về

nghề báo trên màn ảnh trở nên đa dạng

hơn. 

Phát sóng giờ Vàng,

Nguyệt thực

là bộ phim phản ánh đậm đặc về nghề

báo. Phim chạm đến nhiều vấn đề nóng

trong làng báo hiện đại, từ xu thế làm

báo lá cải nhằm thu hút khán giả, quảng

cáo, bán báo khiến môi trường báo chí

bị ô nhiễm, hay những nhà báo vì lợi

ích cá nhân, trước áp lực của tiền bạc

và danh vọng đã bị tha hóa, đánh mất

mình, thể hiện qua các nhân vật như

Hoàng - với sự hậu thuẫn của Phó Tổng

biên tập Phi, Hoàng nhận tiền để bảo

kê cho một số ca sĩ, người mẫu. Đối

nghịch với mảng tối đó là những người

làm nghề chân chính, vũ khí của họ

là tài năng đích thực, là lòng tốt, là sự

vị tha, là việc chấp nhận hi sinh vì lẽ

phải, đại diện là Thiên Bảo - vai Sơn,

phóng viên chuyên viết phóng sự, điều

tra, Ngọc Thảo - vai Nghĩa, Trưởng

Ban Phóng sự điều tra… Cuộc đấu

tranh giữa hai quan điểm làm báo chính

thống và lá cải diễn ra âm thầm và

quyết liệt trong từng tòa soạn và trong

chính mỗi người làm báo.

Nguyệt thực

cũng đề cập đến xu

hướng phát triển của báo chí hiện đại.

Nghề báo

trên màn ảnh nhỏ

Trong những năm gần đây, nghề báo được phản ánh nhiều trên

phim Việt. Sự phong phú, đa dạng trong cách khai thác “nghề nguy

hiểm” này trên phim ảnh phần nào tạo bức tranh đa màu sắc về

công việc vốn được coi là vô cùng hấp dẫn này.

Các c nh trong phim Nguyệt thực