43
sóng trên Truyền hình quốc gia Việt
Nam... Rất ngạc nhiên là người bảo vệ
toà nhà đó đã chạy vào trong lấy một
bản khai mẫu, yêu cầu chúng tôi kí vào
và cho phép quay tại đó rồi dặn dò lần
sau nếu đến chỉ cần đưa tờ giấy đó ra
là được.
Thông thường, để lên sóng một
cuộc trò chuyện, tọa đàm trên truyền
hình phải mất nhiều thời gian với cả
ê kíp
chuẩn bị từ trang trí sân khấu đến
hệ thống ánh sáng… nhưng tại “trường
quay” di động ở New York thì những
khâu này bỏ qua, vậy việc lựa chọn bối
cảnh diễn ra như thế nào?
Việc chọn bối cảnh đúng là mất nhiều
thời gian hơn cả, nhưng cũng không
quá khó. Vì New York đa dạng, sống
động, có đủ mọi góc để bạn chọn cho
câu chuyện diễn ra. Trước trụ sở LHQ,
trước cửa sàn chứng khoán New York,
hay đường phố đông đúc, trên Quảng
trường Thời đại... đều là những bối cảnh
tuyệt vời cho mọi cuộc toạ đàm, mọi câu
chuyện mà chúng tôi muốn kể. Nhưng
“trường quay” di động cũng có cái rủi ro
của nó. Ví như, với một cuộc bàn luận
truyền trực tiếp thì ngoài tín hiệu sóng
truyền, pin của thiết bị truyền trực tiếp là
Streambox luôn phải sạc đầy vì một cuộc
bàn luận trực tiếp 2 người thường mất
5 - 7 phút. Trong khi thiết bị Streambox
lại ngốn pin. Nếu trường quay cố định
trong nhà thì không phải lo hết pin vì
máy có thể cắm điện trực tiếp. Nhưng
hạn chế của “trường quay” di động đáng
nói hơn cả là câu chuyện giấy
phép tôi kể ở trên. Bạn có thẻ nhà
báo được Trung tâm báo chí Bộ
ngoại giao Mỹ cấp không có nghĩa
bạn được tác nghiệp ở mọi nơi.
Ở New York, có những chỗ bạn
tưởng như đấy là nơi công cộng,
sẽ được tác nghiệp thoải mái, ví dụ như
vỉa hè chẳng hạn, nhưng bước một chân
lên bậc ngay sát đó thì lại không được,
vì nó thuộc tài sản của cửa hàng Apple
thuê, lại phải xin phép. Thế nên, để tránh
rủi ro về vấn đề “cấp phép” cho “trường
quay” di động, chúng tôi buộc phải biết
chắc chắn là, chỗ nào có thể được “ngả
bàn”, chỗ nào không.
Được biết, các khách mời đã từng
tham gia “trường quay” di động có cả
ta, cả tây, giao lưu trong không gian rất
khoáng đạt, liệu có khiến cho mọi
người mất tập trung bởi những tác
động của ngoại cảnh?
Khi mời khách tham gia chương
trình, bao giờ chúng tôi cũng có hai lựa
chọn: vào một căn phòng trò chuyện hay
ngoài trời. Và đến 99% đều chọn ngoài
trời, bất kể trời lạnh. Tôi chưa thử làm
“trường quay” ngoài trời mưa. Nhưng
nếu có, chúng tôi sẽ chuẩn bị một cái ô
đủ lớn. Chỉ lo nhất là ánh sáng không đủ
do bị ô che. Nhưng tôi sẽ thử vì ở New
York mưa không lớn và không kéo dài.
Còn nói về những tác động ngoại cảnh
thì tôi lại có kỉ niệm thế này: hôm đó,
tôi mời khách ra ngoài để phỏng vấn
về tác động của trận bão tuyết tới đời
sống của người dân vùng Buffalo, New
York. Khi đang phỏng vấn thì bất ngờ
một đám thanh niên đi qua cầm nắm
tuyết lớn ném vào chúng tôi. Rất may
là không vào máy quay và cũng rất
may là vị khách của tôi né người điệu
nghệ, cười rất tươi và trả lời phỏng vấn
bình thường.
Thời gian tới, ê kíp có định tăng
cường hơn nữa các cuộc giao lưu, trao
đổi từ “trường quay” di động để tăng
hiệu quả thông tin cũng như tạo
“thương hiệu” riêng của phóng viên
thường trú New York?
“Trường quay” di động chắc chắn
không phải ý tưởng gì mới mẻ lắm.
Nhưng với địa bàn New York, nó lại cực
kì phù hợp. Chắc chắn là chúng tôi sẽ tận
dụng triệt để “trường quay New York”
này. Là một thành phố không ngủ nên bất
kể đêm khuya thế nào, chúng tôi vẫn có
nền là một New York lung linh ánh điện,
với xe cộ đi lại như ban ngày. Hoặc vào
những ngày mùa đông rét đầy băng tuyết,
“trường quay New York” của chúng tôi
vẫn được sử dụng hiệu quả. Chúng tôi
vẫn cứ ghi hình bình thường, cho dù
tuyết rơi dày đặc đằng sau. Tiết lộ một
chút nhé, khi đó, ban công nhà tôi ở cũng
chính là một “trường quay tí hon” đấy.
Thao Giang
(Thực hiện)
Bàn luận của hai phóng viên Trần Hà - Lê Tuyển
về tác động hai mặt của trò chơi Pokémon Go gây sốt vừa ra mắt
Phỏng vấn đại diện Xúc tiến Thương mại
Việt Nam tại New York về TPP
PV Lê Tuyển đang tác nghiệp