27
của các môn học khác thông qua các
câu hỏi do thầy cô giáo gửi về. Trường
cho biết, em chủ yếu tiếp nhận thông tin
và kiến thức xã hội qua tivi hoặc Internet.
Tiếng Anh vốn là một sở trường của
chàng trai này. Chia sẻ về bí quyết học
tiếng Anh, Trường cho biết: “Em nghĩ
học tiếng Anh có nhiều cách như nghe
nhạc tiếng Anh, xem phim và đọc sách
tiếng Anh. Em chủ yếu đọc tài liệu tiếng
Anh, nghe nói tiếng Anh và khi xem
phim thì cố gắng tắt phụ đề tiếng việt để
nghe tiếng”. Trường cho biết, mình
không có bí quyết học tập gì đặc biệt,
chỉ cố gắng nhớ càng lâu càng tốt. Nếu
kiến thức hơi rối, Trường sẽ tìm mọi
cách cho nó đơn giản, dễ nhớ. Gần như
thời gian cả ngày em đều dành cho học
tập, chỉ nghỉ ngơi một hai tiếng buổi
trưa, chiều và tối.
Nguyễn Hoàng Cường là thí sinh
thứ ba bước vào trận chung kết năm
sau khi chiến thắng tại cuộc thi quý III,
mang cầu truyền hình về với THPT Hòn
Gai (Quảng Ninh). Không chỉ khiến
khán giả ngưỡng mộ với kỉ lục trả lời
12/12 câu hỏi trong phần thi
Khởi động
,
Hoàng Cường còn gây ấn tượng với
màn tính toán không cần máy tính
nhưng cho ra kết quả chính xác chỉ sau
vài giây. Là học sinh học giỏi đều các
môn, yêu thích các môn:
Địa lí,
Lịch sử và Hóa
học,
Hoàng
Cường cho
biết, không
phải cái gì
đọc xong
cũng nhớ
ngay mà
đọc nhiều
thì sẽ nhớ
và những gì
đã nhớ thì rất
khó quên. Nguyễn
Hoàng Cường đã ba lần
giành giải học sinh giỏi cấp tỉnh tiếng
Pháp và từng dự thi học sinh giỏi quốc
gia tiếng Pháp năm lớp 10. Em đã
giành huy chương Đồng kì thi chọn Học
sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng
bằng Bắc bộ năm lớp 10, huy chương
Bạc Olympic Trại hè Hùng Vương 2017
và giải Nhất cuộc thi
Rung chuông vàng
cũng tại trại hè này. Cũng bởi bảng
thành tích đáng nể ấy, Hoàng Cường là
một trong 26 tài năng trẻ của tỉnh
Quảng Ninh được khen thưởng năm
2018.
Một hoạt động khuếch
trương giáo dục toàn diện
Năm 2012, trường THPT Hòn Gai -
Quảng Ninh đã có Đặng Thái Hoàng,
nhà vô địch
Đường lên đỉnh Olympia
năm thứ 12. Thêm một lần nữa, niềm
vui lại đến với thầy trò trường THPT
Hòn Gai khi Nguyễn Hoàng
Cường mang
cầu truyền
hình năm
thứ 18 về
Quảng Ninh.
Sau khi Đặng
Thái Hoàng vô địch,
nhà trường luôn nêu
gương, tuyên truyền,
khích lệ học sinh tham gia
những cuộc thi lớn. Trong từng hoạt
động như giờ sinh hoạt lớp, nhà trường
chỉ đạo chỉ làm khoảng 15 - 20 phút,
còn lại 25 - 30 phút dành cho các chủ
đề để các em hùng biện, trả lời chất
vấn, trả lời thi các câu đố nhanh… Vào
thứ Hai chào cờ đầu tuần, các chủ đề
của Đoàn Thanh niên đã được sân
khấu hóa, chiếm độ 20 - 30 phút. Nhà
trường thường xuyên tổ chức các diễn
đàn, hội thi để kích thích học sinh tham
dự. Bên cạnh đó, nhà trường cũng mời
các diễn giả về nói chuyện, tổ chức các
hoạt động cho học sinh tham gia.
Năm nay, trận chung kết năm thứ 18
có sự đổi mới về cách thức tổ chức.
Thay vì tổ chức tại trường như mọi
năm, các điểm cầu dự kiến sẽ tổ chức
ở một địa điểm du lịch của tỉnh. Ekip
thực hiện mong muốn chương trình
chung kết của
Đường lên đỉnh Olympia
năm nay phải là sự kiện lớn, gây tiếng
vang, tạo thương hiệu cho VTV. Chương
trình cũng có phóng sự về các trường,
gương mặt dạy tốt, học tốt. “Ngoài câu
chuyện có những điểm xấu trong giáo
dục, giáo dục của ta đã làm được
nhiều việc lớn cần phải ghi
nhận. Những câu chuyện đào
tạo học sinh phát triển toàn
diện như tham gia các hoạt
động trải nghiệm, khoa học
kĩ thuật, nhân đạo, hợp tác
quốc tế… cũng cần được
nhắc đến chứ không chỉ ôn thi
đại học, học và học.
Cuộc thi
Đường lên đỉnh
Olympia
chính là
sản phẩm mà học sinh được tiếp cận
một cách toàn diện để thể hiện con
người, kiến thức, kĩ năng của họ như
thế nào. Tôi nghĩ, đây là một hoạt động
khuếch trương giáo dục toàn diện rất tốt
chứ không chỉ nhìn mỗi tiêu cực từ một
số địa phương” - đó là lời nhận định của
thầy Nguyễn Linh, Hiệu trưởng trường
THPT Hòn Gai.
Lê Hoa
Nguyễn Hoàng Cường
Quang Nhật
Quang Trường