22
&
T
ừ cuối 2017 đến đầu 2018 là
khoảng thời gian tôi đi công tác
rất nhiều, chuyến này nối chuyến
kia và tất cả đều là những chuyến
đi đáng nhớ. Có những cuộc gặp gỡ
khiến tôi thay đổi. Chuyến đi thực hiện
phóng sự sau trận sạt lở núi cuối năm
2017 tại Nam Trà My, Quảng Nam là
chuyến đi nhiều cảm xúc nhất của tôi
tính đến thời điểm này. Trước khi đi, tôi
đã xem clip ghi lại hình ảnh người dân
nơi đây sau trận sạt lở đất nhưng đó
mới chỉ là những cảm xúc đầu tiên.
Đường đến Nam Trà My không dễ
dàng, cứ gập ghềnh rồi lại ngoằn
ngoèo, nhiều anh chị em trong đoàn
không thể trụ nổi với cơn say xe.
Chẳng hiểu sao chuyến đó tôi lại rất
khoẻ nên nhìn được nhiều cảnh tượng
khiến cảm xúc thay đổi liên tục. Đường
đi ngày càng nguy hiểm, một bên là
vách núi nhìn thấy rõ tàn tích của
những trận sạt lở. Trời vẫn mưa và
không ai biết liệu sẽ có thêm trận sạt lở
nào nữa không. Chúng tôi đi rất lâu
mới bắt đầu nhìn thấy người. Điều tôi
nhớ nhất là khi thấy xe chúng tôi đi
qua, mấy em bé vẫy tay chào như thể
chưa từng trải qua những ngày kinh
hoàng. Mấy đứa nhỏ khiến mọi người
trong đoàn không say xe, không uể oải
sợ hãi nữa, lúc đó tự nhiên thấy vui.
Xe ô tô không vào được tận nơi ghi
hình, chúng tôi phải bê tất cả thiết bị di
chuyển vào khu sơ tán của dân. Sau
khi vượt qua con đường nước chảy
như suối thì sang đến khu sơ tán, xung
quanh đều là bùn đặc quánh, có mấy
nhà vẫn còn giữ lại được vài con lợn,
chúng được thả giữa bùn, chạy lóp
ngóp. Chúng tôi đi, mỗi bước chân là
bùn lún sâu đến mắt cá chân, có chỗ
sâu hơn, trên vai là máy quay, chân
máy, đèn đóm, máy phát điện. Quãng
đường đi sao mà xa không tưởng, lúc
đó chúng tôi không nghĩ được gì nữa,
không lo sợ được nữa, vì không bước
nhanh là bùn quánh lại thì không rút
chân lên được. Nhưng người dân ở đó
họ đi quen nên thoăn thoắt, họ luôn tay
luôn chân, lo cho căn nhà tạm mới
dựng, lo cho mấy đứa nhỏ và nhiệt tình
lo cả cho những người khách từ xa
đến như chúng tôi. Lúc này, tôi thật sự
khâm phục những con người đã quen
sống với nỗi đau, hồi sinh và tìm lại sự
sống rất nhanh bằng bản năng, không
hề bi lụy. Cuộc ghi hình diễn ra quá lâu,
trước khi trời sập tối và trời vẫn mưa
mãi. Cả ekip bỗng nhiên quên đi tất cả
những lo lắng và sợ hãi tầm thường
của cuộc sống hàng ngày… Chúng tôi
không kịp sợ gì cả, cứ cắm cúi làm
việc. Tôi thấy sự tích cực và niềm tin
trong câu trả lời đã lan vào những câu
dẫn cuối của mình. Cho đến khi trở lại
xe, lao vào con đường núi tối sầm, một
bên là đất đá sạt lở tan hoang, một bên
là vực, biết rằng nhiệm vụ đã hoàn
thành, lúc đấy mới thấy sợ. Nhưng
trong lòng chúng tôi cảm thấy nhẹ
nhõm, không phải vì ý nghĩ mình giúp
được ai mà vì đã tận mắt nhìn thấy
niềm tin và sức sống của những người
dân Nam Trà My, điều đó khiến chúng
tôi yên lòng.
Một chuyến đi khác là đến Quế
Phong, Nghệ An để quay phóng sự
cho chương trình
Tết nghĩa là hi vọng
2018
. Đây là một chuyến về quê đáng
nhớ. Quê tôi ở Thanh Chương, Nghệ
An, hầu như năm nào tôi cũng về. Nghĩ
đến về Nghệ An thì thấy thân thương
lắm. Đi vào Quế Phong chưa khó, chỉ
khó khi đi lên bản Mường Lống. Bước
xuống ô tô là các thầy giáo đã đợi sẵn
với những chiếc xe máy. Bắt tay chào
hỏi khi vẫn mặc áo khoác, đeo khẩu
trang kín mít, rồi tất cả đóng đồ vội
BTV Minh Trang
những chuyến đi để đời
Không chỉ là gương mặt dẫn chương trình quen thuộc trên kênh
VTV6, BTV Minh Trang còn là phóng viên tác nghiệp hiện trường
năng nổ, say mê với nghề. Với Minh Trang, mỗi chuyến đi công
tác là chất xúc tác đặc biệt để cô trưởng thành hơn trong
nghề và trong cuộc sống. minh trang đã chia sẻ về chuyện nghề.
nhật kí phóng viên