32
văn hóa giải trí
L
í giải cho tên gọi có phần nữ tính
của mình, họa sĩ Nguyễn Thùy
Dương cho biết: “Bố mẹ đặt cho
tôi cái tên này bởi Thùy Dương
còn là hàng phi lao, thứ cây chắn
sóng cả từ đại dương trong mỗi mùa
giông bão”.
Sinh ra và lớn lên ở vùng biển (Tĩnh
Gia, Thanh Hóa), dù cả tuổi thơ gắn liền
với cuộc sống của những ngư dân, với
gia đình, bè bạn nhưng cuộc sống hiện
tại của anh lại không gắn với những
mặn mòi của biển. Thuở còn thơ bé,
Dương đã có những xúc cảm rung động
trước cái đẹp, cái tình của không gian
cũng như tình người khi theo cha mẹ
trên các cung đường của những người
thợ công trình giao thông vất vả. Hội
họa đến với Nguyễn Thùy Dương thật
tình cờ khi mà những chuyến thực tập
của bao thế hệ sinh viên nghệ thuật
chọn làng chài quê anh làm chỗ dừng
chân. Bao thế hệ dân làng bàng quan
với những bức tranh vẽ về cuộc đời
mình, bởi con trai làng biển nhúng tay
xuống nước là có tiền thì chẳng cần gì
phải học, phải đeo đuổi cái thứ màu, nét
vẽ nhằng nhịt xa vời. Thế nhưng, Dương
vẫn lựa chọn niềm đam mê với hội họa
và nhọc nhằn biến những xúc cảm thẳm
sâu trong lòng thành tác phẩm mang
tính hiện thực phê phán.
Từ những mơ mộng của một cậu bé
vùng biển ngày nào, hội họa trở thành
nghề và anh mang cả quan niệm tâm tư
đặt lên tác phẩm.
Bóng
là triển lãm đầu
tiên của anh tại bảo tàng Mĩ thuật Việt
Nam, diễn ra vào trung tuần tháng
7/2017 đã mang tới cái nhìn mới mẻ cho
người yêu thích hội họa. Nói về những
tác phẩm của mình, họa sĩ Nguyễn Thùy
Dương chia sẻ: “Những cái
Bóng
trong
tác phẩm của tôi không chỉ là hình được
ánh sáng soi chiếu mà là cái
Bóng
đâu
đó của sự tự do, ánh sáng thì chiếu
thẳng song song còn sự tự do thì dường
như được uốn lượn vô phương vô
hướng... Những tác phẩm đó là quan
điểm cá nhân và câu chuyện của tôi về
con người, về xã hội, về tính nhân văn,
về sự tự do”. Tranh của Nguyễn Thùy
Dương không dễ
xem, dễ cảm nhưng
ai đã “trót” đồng cảm
thì lại khó dứt. Anh
bảo, có khách xem đi
xem lại và vài hôm
lại qua xem tiếp.
Ngắm những tác
phẩm của Nguyễn
Thùy Dương, người
ta không
chú ý tới
màu sắc
hay bố
cục, trường phái hay kĩ thuật. Cái đặc
biệt là những tác phẩm ấy lại gợi cho
người xem sự liên tưởng về nỗi sợ hãi
văn hoá nhận thức trước cuộc đời này,
nguy hiểm như cái bãi Đông chỗ mỏm
đảo Nghi Sơn quê anh. Để có thể vẽ
được một tác phẩm, người họa sĩ phải
Họa sĩ Nguyễn Thùy Dương
Người vẽ Bóng
Là họa sĩ trẻ yêu thích trường phái hội họa phê phán, sau một
thời gian tư duy, chọn lọc ý tưởng và ngôn ngữ thể hiện,
Nguyễn Thùy Dương đã thực hiện lần triển lãm lần thứ hai
với 13 tác phẩm mang tên
Bóng.
Triển lãm mang đến góc nhìn
đầy tính phê phán về xã hội hiện đại và nhận được nhiều sự
đồng cảm của người xem.