Previous Page  20 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 92 Next Page
Page Background

20

đối thoại

Luôn thầm cảm ơn bố

Với bất kì ai chọn theo con

đường nghệ thuật, con nhà nòi luôn

là một lợi thế không gì sánh bằng,

Trung Kiên cũng không ngoại lệ?

Từ bé tôi đã sống trong môi trường

nghệ thuật của gia đình, chứng kiến

niềm say mê nhiếp ảnh của bố. Ông

thường đưa tôi theo trong những buổi

chụp ảnh dã ngoại hay đi du lịch chỉ có

hai bố con với nhau. Vì thế, cảm xúc với

hình ảnh, màu sắc, cách kể chuyện với

khuôn hình đã thấm đẫm trong tôi. Bố

cũng rất yêu chiều tôi. Ông sắm riêng

cho tôi một cái máy ảnh, phóng rửa

những bức ảnh tôi chụp, rồi cùng tôi

phân tích, trò chuyện về nó. Thực ra hồi

đó, chuyện này không mấy ý nghĩa với

một đứa trẻ như tôi nhưng lớn lên, tôi

nghĩ sâu sắc hơn và thầm cảm ơn bố.

Có ông bố nổi tiếng với nghiệp

nhiếp ảnh nhưng Kiên không lựa

chọn nối nghiệp bố mà lại lựa chọn

học quay phim tại trường Đại học

Sân khấu - Điện ảnh?

Năm tôi tốt nghiệp trung học, Trường

Sân khấu - Điện ảnh không tuyển ngành

Nhiếp ảnh. Bố có nói với tôi rằng, quay

phim cũng rất gần với nhiếp ảnh. Quay

phim là nghệ thuật hình ảnh, nhưng là

hình ảnh chuyển động. Tôi thi đậu vào

khoa Quay phim, đó là một cái duyên.

Trước đó, tôi đã từng có một giải

thưởng rất lớn về nhiếp ảnh: tác phẩm

Hai số phận

- kết quả sau một chuyến đi

Hà Giang cùng bố đã giành Giải thưởng

lớn ở Cuộc thi Ảnh châu Á - Thái Bình

Dương ACCU tại Nhật Bản năm 2000.

Giải thưởng này và quãng thời gian

theo bố chụp ảnh là bước đà rất tốt cho

con đường làm nghề của tôi.

Hẳn anh có rất nhiều kỉ niệm

gắn bó với bố?

Rong ruổi cả tuổi thơ với ông trên

những cung đường, tôi hiểu ông luôn

chú trọng việc có những bức ảnh tự

nhiên nhất. Là một nhà lí luận phê bình

nghệ thuật nhiếp ảnh, ông rất ghét việc

sắp đặt để tạo dựng khuôn hình. Ông

làm việc say mê, hết mình và vô cùng

kiên nhẫn. Những lần bố làm giám khảo

chấm ảnh, bình ảnh, có lúc ông gọi tôi

lại, không phải ông cần ý kiến của tôi để

làm việc mà bởi vì ông muốn trong cuộc

sống của ông luôn có bóng dáng các

con. Và đó là sự tôn trọng của một

người làm nghệ thuật dành cho một

đồng nghiệp trẻ - đứa con trai vẫn đồng

hành trong các chuyến đi chụp ảnh.

Cũng từ đó, chúng tôi hiểu hơn về quan

điểm, suy nghĩ của nhau.

Là người nhiều năm đứng sau

những khuôn hình, điều anh thấy

thích thú nhất là gì?

Tôi nhớ, khi đi làm phim với NSND

Bạch Diệp, bà nói: “Quay phim như

hướng dẫn viên du lịch, con cho khán

giả xem hình ảnh gì thì họ được xem cái

đấy”. Tôi hiểu, là quay phim, chúng tôi

cũng chính là những khán giả đầu tiên

của bộ phim. Bản thân tôi luôn đắn đo,

suy nghĩ làm sao khán giả xem phim

thấy chân thực nhất. Để đạt được cảnh

quay mong muốn, điều đầu tiên người

quay phim phải nghĩ cho nhân vật, cho

kịch bản, cho câu chuyện, phải có sự

bàn bạc với đạo diễn.

Nhiệm vụ của quay phim là thực

hiện ý đồ của đạo diễn, tạo không

gian để diễn viên thể hiện câu chuyện

của họ, do đó cái tôi của người quay

phim càng ít càng tốt. Anh có đồng ý

với ý kiến này không?

Cái tôi của người quay phim, người

làm nghệ thuật vô cùng quan trọng, tất

nhiên, nó phải nằm trong tổng thể phù

hợp của kịch bản, của đạo diễn, làm

sao để mã hóa được bộ phim thành

công. Mỗi bộ phim, mỗi vị trí phải giao

cho người có tố chất, có ưu điểm phù

hợp thì mới tốt nhất, mới phát huy khả

năng của mỗi người. Cái tôi của người

Quay phim Trung Kiên

Còn rất nhiều

“chân trời mới”

để khám phá

Là con trai của nhà báo, nhà nghiên cứu lí luận phê bình

nhiếp ảnh nổi tiếng Vũ Huyến, nhưng cơ duyên đã đưa Trung Kiên

đến với đam mê quay phim. Mười lăm năm đứng sau ống kính

máy quay, Kiên vẫn giữ được tình yêu và nhiệt thành như những

ngày đầu bước vào nghề.

Quay phim Trung Kiên tác nghiệp

trong phim

Cả một đời ân oán