21
quay phim ở đây là lập trường, quan
điểm riêng, là sự tính toán, cảm xúc và
khả năng tác nghiệp để tạo ra chất
lượng tốt nhất cho bộ phim.
Không ngừng khám phá
DOP (đạo diễn hình ảnh) trong
phim điện ảnh không còn xa lạ, nhưng
với phim truyền hình, vị trí này chỉ mới
được chú trọng trong khoảng 5 năm
gần đây. Theo anh, vai trò của DOP
của một bộ phim truyền hình có sự
khác biệt ra sao so với phim điện ảnh?
Đối với tôi và các đồng nghiệp, danh
xưng đó không quá nặng nề. Đó không
phải là mục đích mà chúng tôi hướng
tới. Chúng tôi làm phim vì khán giả, vì
yêu nghề. Tất nhiên, DOP ở một đoàn
làm phim dù điện ảnh hay truyền hình
đều rất quan trọng. DOP là người giữ
nhịp cho cả tập thể làm hình ảnh, họ
bước ra ngoài, kiểm
soát và hỗ trợ cho đạo
diễn về mặt hình ảnh
tổng thể. Một bộ phim
có DOP bao giờ cũng
tốt hơn về mặt hình
ảnh so với phim không
có DOP. Tuy nhiên,
thời gian ở hiện
trường của người quay phim truyền hình
rất dài, làm sao để giữ sức lực, phong
độ cao nhất trong suốt quá trình làm
phim là vô cùng khó.
Theo anh, đạo diễn hình ảnh
cần phải có những yếu tố gì để làm
tốt nhất công việc của mình?
Khi ở vị trí quay phim, bạn chỉ cần
tâm thế thoải mái nhất, nắm rõ kịch bản, ý
đồ để tạo ra những cảnh quay đẹp nhưng
là DOP, bạn là con mắt của đạo diễn. Có
thể bạn không trực tiếp đứng máy nhưng
phải có cái nhìn tổng thể, tư vấn cho đạo
diễn những ý tưởng hay, kiểm soát các
máy quay tốt hơn, mang đến hiệu quả
nghệ thuật cao hơn. Trên hết, tôi nghĩ
rằng điều quan trọng nhất của một người
làm hình ảnh là phải say mê.
Bộ phim đầu tay của Kiên, dấu
ấn ấy Kiên còn nhớ nhiều không?
Đó là một bộ phim
Chuyện tỉnh lẻ
(năm 2005) của đạo diễn Đỗ Chí Hướng
và Hoàng Lâm - Trung tâm sản xuất
phim truyền hình. Khi được giao nhiệm
vụ, tôi vừa tốt nghiệp nên vừa sung
sướng nhưng cũng khá suy tư, lo lắng.
Hồi đó, tôi suy nghĩ rất ngây thơ: “Nếu
những thước phim mình quay hỏng, có
bị đền không?”! Tôi nghĩ rằng, lúc đó
niềm yêu thích đã
dẫn dắt tôi, khiến
tôi lăn xả đầy háo
hức, say mê, nó
giúp tôi hoàn
thành vai trò quay
phim ở bộ phim
đầu tay một cách
tốt nhất.
Vậy dự án phim nào mang đến
nhiều thay đổi nhất cho anh?
Khi làm phim
Tuổi thanh xuân
, tôi
làm việc dưới quyền kiểm soát của một
đạo diễn hình ảnh người Hàn Quốc. Tôi
đã học hỏi được rất nhiều điều đáng quý
về nghề nghiệp từ kĩ thuật, làm phim
trong trường quay, kĩ thuật thu thanh
đồng bộ rồi lần đầu tiên tôi trực tiếp
quay phim bằng thiết bị 4K đến cách
“Tôi vẫn đang rất yêumáy quay, muốn được
mày mò về mặt hình ảnh. Tôi còn rất nhiều
dự định chưa làm, nhiều thứ phải đào sâu,
học hỏi và muốn tìm ra câu trả lời”, quay
phim Trung Kiên.
Tác nghiệp bằng thiết bị quay 4K
Quay phim Trung Kiên những ngày đầu làm phim
thức làm việc, sự mở mang về tư duy...
Tôi ngộ ra con đường phía trước của
mình vô cùng rộng lớn.
Những bài học đó đã được
Trung Kiên áp dụng và thể nghiệm
trong hai dự án phim gần đây nhất
Người phán xử
và
Cả một đời
ân oán?
Trong
Người phán xử
, tôi là người
đầu tiên ở VFC đề xuất đưa thể nghiệm
kĩ thuật quay Key ô tô cho những cảnh
quay có ô tô. Nó giúp cho cảnh quay
an toàn, diễn viên không bị phân tán
diễn xuất. Bên cạnh đó, tôi cũng mạnh
dạn và chủ động bàn bạc với đạo diễn
để đưa những kĩ thuật mới về ánh
sáng, cách đặt máy quay, tư duy khai
thác nhân vật mà tôi học hỏi được vào
sản xuất bộ phim này. Sang
Cả một đời
ân oán
, tôi được vùng vẫy hơn. Tôi bắt
đầu đưa quan điểm riêng của mình,
biến chuyển những kĩ thuật đó thành
chìa khóa trong khâu hình ảnh của
bộ phim.
Kiên có thể bật mí những mơ
ước phía trước của mình?
Đến độ tuổi làm nghề này, làm hàng
trăm tập phim rồi nhưng điều quan
trọng nhất với tôi vẫn là cách thể hiện
làm sao để hút khán giả. Tôi luôn tự
đặt câu hỏi mình cần phải vận dụng
thêm những thủ pháp nào, có cách
truyền đạt, kể chuyện nào mới hơn,
hay hơn không? Học hỏi mỗi ngày rồi
sẽ tìm ra con đường mới cho mình, tôi
nghĩ vậy.
Cảm ơn Trung Kiên!
Thu Hiền
(Thực hiện)