41
Trong chuyến đi lần này, ekip làm
phim
Sắc màu Nhật Bản
chủ yếu sử
dụng phương tiện công cộng và phối
hợp rất nhiều loại phương tiện như máy
bay, tàu nhanh shinkasen, tàu thường,
tàu điện ngầm để di chuyển. Chính vì
thế, công tác tổ chức giữa Việt Nam và
Nhật Bản càng phải chi tiết và chặt chẽ
vì còn nhiều đồ đạc, lỉnh kỉnh đi theo.
Đặc biệt, các bên không chỉ phải tuân
thủ chặt chẽ về giờ giấc, mà còn phải
hiểu rõ kịch bản; các nhân vật tham gia
trải nghiệm phải diễn rất tập trung để
kịp tiến độ.
Tổng thời gian quay ở Nhật là 18
ngày thì có đến 8 ngày là di chuyển.
Tính ra có tỉnh ở hai
ngày, có tỉnh chỉ ở
một ngày nên các
công tác chuẩn bị rất
gấp gáp. Ekip thực
hiện thường tranh
thủ họp đoàn và với
đài địa phương vào
cuối mỗi ngày di
chuyển, nhiều lúc
phải tranh thủ họp
và ăn tối luôn để
tiết kiệm thời gian
và sáng sớm hôm
sau ghi hình thì mỗi người sẵn sàng
vào vị trí của mình. Thời tiết khi đó
cũng không chiều lòng người. Đoàn
làm phim cứ đi đến đâu là mưa đến đó.
Vì thế, kế hoạch phải liên tục đổi với
những cảnh phải quay ở ngoài trời. Đặc
biệt, trong các cảnh hình chào kết sau
8 tập của Danh Tùng tại Fukuoka. Trời
mưa tầm tã từ hôm trước khiến ekip hết
sức sốt ruột. Cả đoàn tính toán các kế
hoạch, sau khi xem thời tiết thì quyết
định 2h chiều ngày cuối cùng sẽ phải
có mặt tại nơi có thể nhìn toàn cảnh
thành phố. Danh Tùng phải tập nói thật
trôi chảy những gì cần nói rồi đợi nắng
hửng lên là tác nghiệp ngay. Hôm đó
gió rất to. Cả đoàn sẵn sàng vào vị trí
nín thở chờ đợi từng đám mây đen bị
gió xua đi để mặt trời ló dạng. Và khi
mặt trời vừa ló ra, Danh Tùng dẫn được
đúng 30 giây thì mây đen lại che mặt
trời. Đó cũng là
shot
hình duy nhất và
cuối cùng mà ekip có được ánh sáng tự
nhiên giúp thành phố Fukuoka hiện lên
rõ nét sau lưng MC Danh Tùng.
Người Nhật vốn rất chỉn chu, tỉ mỉ
đến từng chi tiết và luôn hướng đến
hiệu quả cao, vậy nên việc tổ chức sản
xuất cho mỗi tập phim cũng được chuẩn
bị rất kĩ càng. Nhóm TCSX của VTV
và TBS đã lại bàn với nhau về kịch bản
khá kĩ trước chuyến đi. Tuy nhiên, do
ekip Việt Nam cũng chưa biết nhiều
đến nguyên liệu ẩm thực hay món ăn
của một số tỉnh của Nhật Bản do có
món không phổ biến lắm nên khá khó
khăn để hình dung. Đặc biệt, với đề bài
kết hợp nguyên liệu của Nhật với công
thức nấu ăn của Việt Nam để tạo ra một
món ăn hấp dẫn với cả người Nhật và
người Việt, mỗi thành viên đã phải đọc,
nghiên cứu thêm, đồng thời xin tư vấn
những người đã có kinh nghiệm về ẩm
thực của cả hai nước. Tuy vậy, không
phải lúc nào cũng dễ dàng thuyết phục
đầu bếp tham gia chương trình thực
hiện theo ý muốn của ekip. Chẳng hạn
ở Shizuoka, với món tôm hồng (Sakura
ebi), đạo diễn Minh Hà đã đề nghị anh
Khánh - chủ quán Sài Gòn thực hiện
món tôm rang thịt ba chỉ cháy cạnh.
Đây là món đơn giản nhưng do không
được chuẩn bị trước nên lúc đầu anh
Khánh không đồng ý thực hiện. Ekip đã
cố gắng thuyết phục anh. Sau khi thực
hiện, món này không ngờ lại thành công
ngoài sự tưởng tượng. Thịt ba chỉ rang
thơm với hành khô, tôm hồng của Nhật
rất ngọt, ăn với cơm trắng rất ngon. Sau
khi ghi hình, anh Khánh đã xin phép
đoàn làm phim
Sắc màu Nhật Bản
2 để
anh ghi thêm món ăn này vào thực đơn
của nhà hàng và đặt tên là món
Sắc màu
Việt - Nhật.
Sau khi lên sóng, tất cả các công
thức nấu ăn trong chương trình đều
được ekip tổng hợp và giới thiệu trên
trang Cookpad
(https://cookpad.com/)
để khán giả yêu ẩm thực Việt Nam -
Nhật Bản có thể theo dõi và thực hiện.
Hải Yến
Một cảnh quay tại sân ga Beppu, Oita - nơi rất đông người qua
lại nên đoàn làm phim phải liên tục nói lời xin lỗi.
Cảnh vào bếp nấu món Cá hồi om dứa tại Niigata.
Ekip Việt Nam thường phải tranh thủ
họp kịch bản vào buổi tối sau một chặng đường dài