37
cũng đồng thời sản xuất sáu phiên bản
chương trình khác nhau để phù hợp với
khán giả của 6 quốc gia có người chơi
tham gia. Người xem sẽ được theo dõi
cùng một nhóm thí sinh tranh tài, nhưng
ở mỗi phiên bản có thí sinh của từng
quốc gia tham gia sẽ có bình luận viên
riêng cho quốc gia đó. “Khán giả ở từng
quốc gia sẽ cảm thấy như đang tham gia
một hành trình riêng của mình”, Broome
nhấn mạnh.
Chỉ cách đây vài năm,
Ultimate
Beastmaster
chắc chắn là một chương
trình “bất khả thi” với một hãng dịch
vụ trực tuyến như Netflix. Từ sau khi
vươn sang thị trường Canada năm 2010,
Netflix chính thức trở thành một nhà
cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến
mang tầm quốc tế từ tháng 1/2016. Hiện
nay, hãng đã có mặt tại 130 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Với hơn một nửa trong tổng số thuê
bao 93,8 triệu tại Mỹ, áp lực mở rộng
thị phần Netflix ra thị trường ngoài Mỹ
không hề đơn giản. Hiện nay, thế mạnh
của Netflix vẫn là những chương trình
nội dung gốc có kịch bản. “Khi Netflix
mở rộng ra hơn 190 quốc gia, chúng
tôi mới thấy được khán giả luôn mong
muốn được kết nối với người xem trên
khắp toàn cầu nhưng vẫn muốn được
thưởng thức nội dung gần gũi với bản
địa”, ông Ted Sarandos - Giám đốc nội
dung của Netflix cho biết.
Sự dịch chuyển cách thức xem
truyền hình đang diễn ra mạnh mẽ ở
hai bờ Đại Tây Dương, nơi có hai thị
trường truyền hình sôi động nhất thế
giới là Mỹ và Anh. Chính vì vậy, chiến
lược vươn ra toàn cầu của Netflix được
đưa ra khi hãng này phải đối mặt với sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt không
chỉ từ các nhà cung cấp truyền hình
địa phương mà còn từ các đối thủ trực
tuyến lớn như Amazon (ra mắt dịch vụ
video online tại hơn 200 quốc gia từ
tháng 12/2016), hay các dịch vụ Hulu,
BBC iPlayer, ITV Hub…
Các chương trình được bản địa
hóa như
Ultimate Beastmaster
là một
trong những nỗ lực để Netflix hiện
thực hóa ước mơ “trở thành bá chủ
truyền hình trực tuyến”. Trên cương
vị của một người sản xuất kì cựu, ông
David Broome cho rằng, đây là bước
tiến lớn của truyền hình thực tế, địa hạt
đã bị thống trị một thời gian dài bởi
những chương trình như
Survivor
hay
The Voice..
. Broome cũng ví
Ultimate
Beastmaster
giống như một chương
trình mang dáng dấp điện ảnh ở thể loại
truyền hình thực tế.
Quy mô không hề nhỏ với 108 người
chơi, 60 tập thi, ngân sách dành cho
Ultimate Beastmaster
của Netflix vượt
trội với những chương trình có tầm.
Mặc dù mùa đầu tiên của chương trình
mới hoàn tất nhưng nhà sản xuất tiết
lộ đã đặt hàng xong mùa thứ 2 với sự
tham gia của người chơi đến từ nhiều
quốc gia khác. “Luôn luôn làm mới
- đó là tôn chỉ của Netflix”, Broome tự
hào nói.
Một câu hỏi đặt ra là, liệu khán giả
Mỹ, Đức hay Nhật có cảm thấy hài lòng
với
Ultimate Beastmaster
. Ông Michael
Nathanson, nhà phân tích của công ty
MoffettNathanson cho rằng: “Netflix
đang dấn thân vào những bước đi có
phần mạo hiểm. Tuy nhiên, càng khuếch
trương thương hiệu tại nhiều quốc gia
thì khả năng thành công của họ càng
lớn”. Năm 2017, trong ngân sách dự chi
6 tỉ USD cho sản xuất nội dung, Netflix
dự định tiếp tục sản xuất thêm khoảng
20 chương trình truyền hình thực tế
không kịch bản. Bất kể là thành công
hay thất bại, Netflix vẫn là đơn vị tiên
phong trong việc khai phá hướng đi mới
cho truyền hình thực tế.
Diệp Chi
(Theo Dailymail, Hollywood Reporter)
Chương trình The Great British Bake off