40
8 tập phim
Sắc màu Nhật Bản
mùa 2 không chỉ giới thiệu
những nét tinh tế trong ẩm
thực của xứ Phù Tang nhằm
giới thiệu loại hình du lịchẩm
thực đặc sắc của Nhật Bản. Để
làm được điều này, ekip thực
hiện đã phải chuẩn bị công
phu và thực hiện những cảnh
ghi hình kì công như thế nào?
Chia sẻ của những người làm
chươngtrình sẽmang đến cho
khán giả thêm nhiều
thông tin thú vị.
L
àm thế nào để những người
yêu đất nước Mặt trời mọc
thích thú khám phá những
món ăn cũng như những địa
danh mà
Sắc màu Nhật Bản
2 giới thiệu
trong mỗi tập phim? Hành trình
Hương
vị Nhật Bản
trong series
Sắc màu Nhật
Bản
do hai đài truyền hình VTV và TBS
hợp tác sản xuất được bắt đầu với câu
hỏi như vậy nhằm mục đích giúp khán
giả có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ, sâu
sát, thực tế nhất.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm mới
thấy, format trải nghiệm thực tế mà ekip
thực hiện lựa chọn cho mùa 2 này tuy
thú vị nhưng cũng khá mạo hiểm. Thú
vị vì chương trình sẽ mang đến những
cảm giác rất thật giống như truyền hình
trực tiếp cho người xem nhưng lại mạo
hiểm bởi bản thân người thực hiện
không biết những món ăn mang tính
kết hợp đó có thành công hay không.
Hơn nữa, việc chuẩn bị nấu nướng tại
các nhà hàng bởi các đầu bếp cả chuyên
nghiệp lẫn nghiệp dư và các nhân vật
tham gia trải nghiệm cũng cần được
tính toán rất kĩ. Việc ghi hình ở nhà
hàng phần lớn thực hiện vào các buổi
chiều lúc nhà hàng vắng khách. Nếu đặt
thời gian từ 2h đến 5h chiều thì đúng 5h
phải kết thúc, nếu ghi hình quá 5 phút
thì nhà hàng có thể từ chối cho mượn
địa điểm thêm giờ. Trong những tình
huống như vậy, cho dù ekip thực hiện
đề nghị trả thêm tiền để thêm thời gian
thì cũng khó được chấp nhận bởi người
Nhật không có thói quen làm việc mà
không có kế hoạch.
Quay phim ở nơi có nhiều du khách
thì lại càng khó vì mỗi khi có du khách
đi qua cả đoàn phải chủ động ngừng
quay và nói lời xin lỗi vì với người
Nhật, khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc
đều được ưu tiên, tránh bị làm phiền.
Ở Kanagawa, khi đoàn ở trong siêu thị
đang quay cảnh dẫn của MC Danh Tùng
thì có một cậu bé tầm 8 tuổi cứ đứng
xem hàng hóa ngay bên cạnh Tùng.
Cả đoàn đành dừng lại chờ cậu bé xem
xong hàng tự rời đi thì mới tiếp tục
quay. Ở Ibaraki, khi tham quan tượng
Phật bằng đồng cao nhất thế giới ở tỉnh
Ibaraki, đoàn đi đến đâu, lên tầng nào
trong tượng Phật lại phải xách theo dép,
máy móc không để vướng lối đi, MC
và đạo diễn thì thầm nói nhỏ, đủ nghe.
Khi có du khách tới thì cả đoàn phải hết
sức trật tự để các du khách không cảm
thấy bị làm phiền và phải chờ cho họ
đi rồi thì đoàn mới tiếp tục quay. Thế
nên, các cảnh quay ở đây tuy không cần
nhiều nhưng phải thực hiện nửa ngày
mới xong.
Tiết lộ sự cầu kì
sau những cảnh quay
VTV
Phía sau
Màn hình
Các món ăn được chuẩn bị cầu kì trong khoảng nửa ngày tại khu khoáng nóng Myoban Onsen, thành phố Beppu, tỉnh Oita.