107
N
gười châu Âu ngày nay
thường hay chê người châu
Á về việc ăn thịt chó - loài
động vật mà họ nâng niu
thuần dưỡng trong nhiều việc có ích.
Thỉnh thoảng, vài hội bảo vệ động vật
lên án việc nhốt, giam, giết chó và treo
đầu chó giữa chợ ở các nước này.
Thực ra, trào lưu yêu chó chỉ xuất
hiện khi đời sống ở châu Âu trở nên
đầy đủ vào giữa thế kỉ 20. Nửa thế kỉ
nay, chó lên ngôi, được chiều chuộng
ở châu Âu. Hầu hết các cửa hàng,
siêu thị đều bán thức ăn dành riêng
cho chó. Có cả những cửa hàng bán
đồ quần áo, mĩ phẩm, trang sức,
“thẩm mĩ viện” cho chó. Chó được
cắt, chải đầu, uốn sấy lông, cắt móng
cầu kì như người.
Theo thống kê, trên thế giới, số chó
và số người là tương đương. Vì ngoài
chó cảnh, chó dẫn người mù, chó bảo
vệ nhà, chó nuôi để tìm thủ phạm
buôn ma túy, vũ khí…, nhiều nơi còn
nuôi dưỡng chó để sinh sản đem bán,
chưa kể đàn chó hoang ở nhiều nước.
Nước Pháp có Hội Bảo vệ quyền động
vật do cựu minh tinh màn bạc Brigitte
Bardot (sinh năm 1934) làm Chủ tịch,
đã từng chi cả triệu Euro để thiến các
chó hoang chạy rông ở Rumanie và
một số nước. Thiến để chúng không
sinh đẻ tự do, kiểm soát số lượng thì
mới nuôi dạy tốt được. Từ giã sự
nghiệp khi 40 tuổi lúc nhan sắc và
danh tiếng vẫn nổi như cồn, BB (tên
gọi thân mật của cựu minh tinh Brigitte
Bardot - giai nhân sinh trưởng trong
một gia đình giàu có ở Paris) đã về ở
ẩn tại La Madrague, thuộc Saint
Tropez, một dinh thự có hồ bơi, cây
và hoa, không gian đẹp. Đây cũng là
«vương quốc chó mèo» của người
phụ nữ nhân hậu này. Cùng người
chồng thứ tư, bà vẫn sống với trái tim
nhân hậu, chăm lo cho những con
chó tại nhà mình và bảo vệ chúng
bằng tiếng nói mạnh mẽ, uy tín ở
Pháp và châu Âu.
Chó là bạn trung thành, đồng
hành của loài người khắp thế giới. Xã
hội càng tân tiến, con người càng cô
đơn. Chó trở thành người bạn chia sẻ
cô đơn với người. Ngay kẻ ăn mày,
lang thang ngoài phố cũng có chó
theo cùng chờ bố thí. Con chó ngây
thơ xoe tròn mắt nằm ngoan ngoãn
bên chủ. Chủ dù đói nghèo, đi ăn xin
cũng chia sẻ miếng ăn cùng chó.
Thời xa xưa, người châu Âu cũng
ăn thịt chó. Do sự sinh tồn, con người
cũng chỉ là một động vật cao cấp, nên
chuyện ăn thịt các loại động vật để
sống là lẽ tất yếu, là ý thức bẩm sinh
của một động vật. Trong tiếng Pháp,
từ “ý thức” nói lóng nghĩa đen đồng
nghĩa với “dạ dày”. Văn hào O.
Balzac từng viết, khi một cha cố toan
giảng đạo đức cho một đứa trẻ trót ăn
cắp đang run cập cập vì đói rét, đã
được một người khuyên: “Thưa ngài,
trước khi giảng về đạo đức, hãy cho
nó ăn để đỡ đói và rét đã ”. Dạ dày
một phần quyết định ý thức. Bị đói
triền miên, để sinh tồn thì động vật
nào cũng phải đi tìm thức ăn nên
không thể lấy chuyện ăn thịt chó để
đánh giá đạo đức con người. Những
người ăn chay, theo đạo Phật sống
trong chùa bị cấm ăn tất cả các loại
thịt. Giết động vật thuộc một trong
điều cấm kị của nhà Phật.
Các nước đạo Hồi không ăn
thịt lợn. Ở Ấn Độ thờ bò,
không ăn thịt bò. Không thể
quy đồng những ai ăn thịt
chó hay thịt lợn hoặc thịt bò
là vô đạo đức. Tất cả là thói
quen và sở thích của từng
dân tộc.
Thời La Mã, nền văn
minh Aztèque và nhiều nơi
đã ăn thịt chó.
Al-Mugaddasi - nhà địa lí sinh năm
945 trước Công nguyên ở Jerusalem
(Israel) từng đi nhiều nơi, là người đầu
tiên miêu tả việc ăn thịt chó ở Thổ Nhĩ
Kỳ. Đầu thế kỉ 20, ở châu Âu vẫn rải
rác nhiều nơi ăn thịt chó, trong đó có
Pháp. Trong hai cuộc đại chiến thế
giới, nạn đói xảy ra ở châu Âu, thiếu
thực phẩm, thịt chó không hề bị chê.
Chiến tranh Pháp - Phổ (1870), ở
Paris còn nhiều cửa hàng thịt chó, chợ
chó ở phố Saint Honoré được ghi
chép lại trong lưu trữ lịch sử Paris.
Trong ngôn ngữ Pháp có từ
cynophagie
để chỉ ăn thịt chó. Đầu thế
kỉ 20, nước Pháp khủng hoảng kinh tế
vì đại chiến thế giới lần thứ nhất. Thịt
chó giai đoạn này chỉ bán ở Pháp, Hà
Lan. Tại Đức, năm 2004, một dự án
xin phép mở cửa hàng bán thịt chó ở
Hamburg không được chấp nhận vì
sự phản đối mạnh của những hội
đoàn bảo vệ động vật. Ở Áo có dự
án cửa hàng thịt chó trên mạng nhưng
mới chỉ là dự án.
Trong đại chiến thế giới thứ Nhất,
nhà thơ nổi tiếng Guillaume
Apollinaire (1880 - 1918) trong bài
Nhà táng
đã có câu thơ:
Nhiều đứa
vào quán rượu/ Vài đứa bỏ chúng tôi/
Đến cửa hàng thịt chó/Mua cơm tối để
ăn
. Bài thơ là bằng chứng: thịt chó là
một trong những món ăn tiêu thụ đầu
thế kỉ 20 ở Paris. Nhà văn Victor
Hugo đã kể trong tiểu thuyết của
ông:
Dân Paris ăn tất cả mọi thứ vào
năm 1870, khi Paris bị quân đội Đức
vây. Mèo, chó và tất cả đều chui vào
dạ dày như trên con tàu cứu thế Noé
ngày xưa
.
Trước kia, ở Taihiti, thuộc địa của
Pháp, thịt chó được coi là món ăn
quý, ngon nên dùng để cúng tế. Vào
các buổi tế lễ, chó bị giết hàng loạt,
các vị linh mục chén thịt
chó thoải mái và còn
đem phần về cho gia
đình. Có cả những
người bán thịt chó rong
khắp nơi, cho đến năm
1959 mới bị cấm. Ở Trung Quốc, tại
làng Yulin còn giữ phong tục lễ hội thịt
chó vào ngày 21/6 hàng năm. Vào
ngày lễ, hàng ngàn con chó bị đem
ra nướng. Do nhiều hội đoàn bảo vệ
động vật phản ứng, việc giết chó công
khai giữa thanh thiên bạch nhật nay
đã hạn chế ở mức tối đa.
Tình yêu chó rất đa dạng trên thế
giới. Hiện nay, tại Hà Nội và một số
thành phố lớn ở Việt Nam, chó không
chỉ bị đem giết thịt như người nước
ngoài vẫn nghĩ mà được âu yếm và
chiều chuộng. Không những có khách
sạn dành riêng cho chó mà một số
chủ nhân còn mời bạn bè đến ăn linh
đình để làm lễ cầu siêu cho chó. Nhà
thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh đã tiên
phong mở bệnh viện, khách sạn cùng
các dịch vụ chăm, trông, an táng, cầu
siêu, để tro cốt chó, mèo. Tại Trung
Quốc, một người dân đã bỏ ra 1,4
triệu euros để tậu con chó quý Tây
Tạng. Một tỉ phú Mỹ trước lúc ra đi đã
viết di chúc để lại 1 triệu USD cho con
chó cưng, ai chăm sóc nó tận tình sẽ
được hưởng lúc nó chết. Trông giữ
chó, mở khách sạn cho chó là một
nghề kiếm sống không lạ ở châu Âu
hiện nay.
Mỗi phong tục, mỗi cá nhân yêu
chó một cách. Tuy nhiên, người yêu
chó cũng gặp nhiều trở ngại khi du
lịch. Mỗi con chó phải có hộ chiếu và
giấy khám sức
khỏe, dùng vé
riêng khi lên
máy bay, qua
biên giới.
Nhiều khách
sạn và quán
ăn không chấp
nhận chó. Chủ chó thường phải chọn
giải pháp cắm trại, đóng lều, để chó
có chỗ chạy tung tăng. Yêu chó, nếu
không có sổ y bạ tiêm chủng thì hãy
cẩn thận, lơ mơ là phải đền bù khi
chó vô tình cắn hay cào người lạ. Ở
châu Âu, một số người Việt nuôi chó
để giữ nhà. Có con chó khôn trung
thành yêu chủ đến mức không bao
giờ sủa và cắn người Việt, nó lại cứ
nhắm người Tây sủa nhức tai, hoặc
cắn làm chủ bị rắc rối với pháp luật.
Sau mới biết, chó quen mùi nước
mắm. Người Việt bao giờ nấu ăn
cũng dùng nước mắm. Chó rất thính
hơi nên dù sạch đến đâu, chó đều
ngửi được mùi đó ở giày dép...
Yêu chó hay ăn thịt chó đều là tùy
cách suy nghĩ của mỗi cá nhân, mỗi
dân tộc. Tất cả đều đáng trân trọng vì
đó chính là sự đa dạng của cuộc sống
trên quả đất tròn.
RÔNG DÀI CHUYỆN
THỊT CHÓ Ở CHÂU ÂU
TS. Văn học
TRẦN THU DUNG
(Paris)
Nghĩa trang của chó ở Paris
Người vô gia cư ở Paris
Quảng cáo của một
mĩ viện dành cho chó
Xuân Mậu Tuất 2018