Xuân Mậu Tuất 2018
105
phố sớm, giao muối cho hàng ăn, cho
người bán gà vịt, bán cho các bà, các
chị…, phải đi lúc gần 4 giờ sáng.
Có bao nhiêu người đàn
bà quê đi bán rong trên
đường và mỗi người đều
có những cảnh đời, mỗi
mặt hàng lại mua bán dễ
khó khác nhau. Người
phụ nữ bán muối này
thật ấn tượng. Chị lặng
lẽ đẩy xe muối nặng. Chị
mời người mua nhẹ
nhàng. Nếu là người hay
mua là hỏi xem bà hay chị
đã dùng hết muối chưa. Và đặc
biệt, khi đưa cân muối cho
khách, người phụ nữ chân
quê này bao giờ cũng nói
cảm ơn. Ôi mấy chữ xin lỗi,
cảm ơn lâu nay thưa thớt
quá và nếu có cũng chỉ là
lời nói vội vàng cho qua
chuyện mà thôi. Không phải
người tử tế ít đi mà con người bị cuốn vào nhiều
thứ quá, tốc độ sống nhanh chóng quá…
nên lối sống thay đổi, quan hệ giữa
con người với con người cũng
nhiều thay đổi, tất nhiên lời nói
cũng nhiều thay đổi.
5 - 6 ngàn đồng một
cân muối. Lâu rồi giá muối
đâu có lên. Nhanh thì hai -
ba tuần mua một cân.
Nhanh là lúc hay muối
dưa, muối cà, làm gà, làm
vịt. Lâu nay dùng bột gia vị,
nấu nướng có dùng muối
nhiều nữa đâu. Bây giờ súc
miệng, súc họng đã trở
thành thói quen của nhiều
người. Mấy ai pha muối dể
dùng nữa đâu. Thích dùng
nước súc miệng ngoại thì có
của Nhật Bản. Rồi các loại
nước súc miệng với mùi
hương tinh dầu. Ai quen
dùng nước muối thì đã có
chai nước chứa muối NaCl pha nồng độ thích hợp.
Mua sẵn dùng tiện, sạch sẽ lại nước súc miệng nào
cũng kêu sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm… Nhiều
chủ nhân trẻ trong gia đình quên muối, không mua
muối làm gì.
Có sớm đi chợ gặp chị khi rét mướt, khi nóng nhễ
nhại, mặc dù còn cũng cứ mua thêm một cân. Mua
rồi chẳng nhớ, có lần về thấy còn túi dùng dở, còn túi
chưa dùng đến. Hỏi một xe muối thế này mỗi ngày lãi
bao nhiêu? Hỏi bán đến mấy giờ thì hết? Hôm nào
giao cho các hàng quán thì nhanh hết, còn thì đến
quá trưa bán mới hết. Một xe muối lãi khoảng 150
ngàn đồng đến 200 ngàn đồng. Hỏi có bao giờ đuổi
chợ bị thu, bị bắt không? Có chứ ạ. Hôm vừa rồi bị
thu phải nộp phạt 100 ngàn đồng. Hỏi chị để chia sẻ
thôi, chứ nhìn xe chị nặng nề, chậm chạp vậy khó mà
đi nhanh vào ngõ nhà ai đó lánh tạm.
Có bao người gặp trên đường, bao hàng chợ cần
mua hàng ngày, nhưng đâu phải ai cũng nhớ, cái gì
cũng nhớ. Một lời cảm ơn của chị bán muối mà nhớ
mãi. Một lời thôi, lời người xưa xin nhớ -
Gừng cay
muối mặn xin đừng quên nhau
… Và rồi sớm mồng Một
nghe tiếng rao “Ai mua muối không?”, cầm bát ra
mua để lấy may cho một năm mới đến.
"Ai mua
muối không?"
L
úc còn bé tí, tôi thấy làng nhiều ao lắm.
Làng trên, xóm dưới, ven đường, nơi
nào cũng có những cái ao lớn nhỏ. Đó
là những không gian mênh mông trong
tâm tưởng của tôi. Thế giới của mặt nước mênh
mông xanh ngắt, rợn ngợp tiếng ếch nhái ban
đêm và những lũy tre ken dày kẽo kẹt đưa võng
mỗi khi có cơn gió thoảng đã khắc trong tim tôi
hình ảnh không phai.
Lớn lên một chút, tôi gắn bó với những cái ao
ấy hơn bởi nhà được đội sản xuất giao nhiệm vụ
trông coi ao cá để lấy công điểm. Ao rộng mênh
mông chỉ được giới hạn bởi những bờ tre pheo
rậm rạp. Trên ngọn tre xanh ngắt luôn rì rào bài
ca muôn thuở là bầy cò bay về đậu trắng xóa mỗi
buổi chiều hôm. Dưới gốc tre, đây đó vương lại
xác da rắn vằn vện dài ngoằng mới lột còn bỏ lại,
vài cái hang bằng cổ tay sâu hoắm giữa bụi tre
già nhìn đã thấy sợ… Đám rễ tre mang đủ mọi
hình thù vươn xuống sát mép nước khiến cho một
đứa trẻ như tôi ngần ngại khi đặt chân đến đấy.
Giữa ao là một gò đất nhỏ cây cối um tùm, nơi ấy
lũ trẻ con trong xóm hầu như không bao giờ được
đặt chân tới bởi phải có thuyền hay biết bơi mới ra
được. Gò đất là một thế giới vô cùng lạ lẫm, mê
hoặc bởi
những quả
búp bò
chín mọng
trong bụi
rậm, chùm
hoa dành dành
trắng tinh thơm
ngát hay dây leo nở
đầy những chùm bông
tím đẹp mê hồn… Ở đấy
còn có cả những quả trứng nho
nhỏ mà tôi lầm tưởng là trứng ba ba
hay rùa gì đó trong một hốc đất nhỏ. Một lần,
được đặt chân lên gò đất, tôi với tay định nhặt, bố
tôi nhìn thấy đã vội vàng kéo tôi xuống thuyền.
Ông kể câu chuyện về những con rắn có mào
đáng sợ, biết trả thù kẻ dám cả gan phá hại ổ
trứng của chúng làm tôi sợ xanh mặt.
Bấy giờ, trông ao cá là một công việc khá vất
vả vì những tên trộm cá thường ra tay vào lúc
đêm hôm khuya vắng. Nếu người trông ao mà
lười một chút, đêm hôm không chịu bơi thuyền soi
đèn tuần tiễu thì coi chừng một đêm có khi mất
hàng yến cá chứ chẳng chơi. Có những buổi bố
tôi bơi thuyền đi và “giải cứu” được rất nhiều chú
cá mắc lưới, chúng được thả lại xuống ao để tiếp
tục lớn thêm. Thỉnh thoảng, vào những hôm trở trời,
đám tôm càng xanh búng mình tanh tách trong
nước, tôi được phép mang cái vó con nhỏ xíu, rắc
lên đó chút thính gạo rang thơm phức để kéo vó
tôm. Còn vào những đêm mưa rào có sấm động,
gió nổi ầm ầm, lũ ba ba hay ngược dòng nước
chảy xiết lên bờ tìm bạn hoặc đẻ trứng. Tôi hay đặt
những cái lờ bên trong để quả trứng gà ung - món
ăn vô cùng ưa thích của lũ ba ba -
là chúng tự chui vào nằm gọn,
có lần tới ba con cùng vào
một rọ...
Giáp Tết, mùa
thu hoạch cá đã
đến. Ao được
tháo bớt rồi bắc
guồng đạp
nước bởi hồi
ấy chưa có
máy bơm để
tát cạn ao
như bây giờ.
Tôi đứng
ngắm cả
buổi cái
guồng nước
ấy mà không
chán. Bố tôi
đứng đạp nước
nhịp nhàng như
múa, rất nhẹ nhàng
trông như đang biểu
diễn vậy. Lúc vây lưng của
những chú cá lớn nhô lên khỏi
mặt bùn nước lõng bõng cũng là lúc
tiếng reo hò phấn khích nổi lên. Những “thợ
cá” lần lượt tóm gọn bọn chúng để sau đó đem
lên sân kho hợp tác chia đều về từng căn bếp
nhỏ. Lũ trẻ con được mặc sức “hôi” sau khi người
lớn đã lên khỏi bờ, chúng sung sướng lắm vì đôi
khi vớ được một con cá bằng cổ tay còn sót lại…
Đấy là những ngày vui của dân làng trong suốt
nhiều năm kinh tế còn khó khăn, vất vả.
Cho đến tận bây giờ, khi những cái ao mênh
mông ấy đang dần dần biến mất, thay thế vào đó
là nhà tầng đỏ xanh cao thấp, tôi vẫn nhớ như in
những bờ tre rậm rạp cùng cái gò đất nổi giữa ao
ngày nào…
bờ ao cũ
Tản văn của
Nguyễn thị Hồng Vân
X rồi