Xuân Mậu Tuất 2018
110
S
uốt cả tuần mưa dầm, bếp
nhà Vừng không còn sót que
củi. Nước này, rút vách ra mà
đun thôi. Nói thì cãi chày cãi
cối. Gạo mới lo chứ lo gì củi. Lấy củi
cũng chỉ lo thừa, lo mục, lo mối xông.
Giờ thì ăn gạo sống. Vừng hậm hực,
ấm ức, tức tối mà không biết trút vào
đâu. Vì vợ con đi ngoại, nước sông lũ
to, chưa về được. Nhìn xuống dòng
sông phình căng, mắt Vừng sáng lên.
Vừng chụp cái nón không vành lên
đầu, cột quai cho chắc vào cái cằm lởm
chởm râu từng ấy ngày mưa chưa cạo.
Cẩn thận khép cửa bếp, Vừng phi ra
mưa, tụt xuống cái dốc cổng ngoằn
ngoèo đất đỏ lầy lội. Đến đường cái mà
mồ hôi dấp dính, nhớp nháp hai bên hố
nách. Ngó quanh, không thấy ai dưới
bến. Mưa to thế này, ai thèm xuống bến
sông làm gì. Mà lạ chưa, tháng mười
một rồi còn mưa lũ. Vừng thản nhiên đi
xuống bến sông, tiến thẳng đến gốc cây
cơi to xùm xòa mà cầm đầu sợi dây
chạc, choãi chân kéo mạnh. Sức trai ba
mươi có khác. Sau một hồi vật lộn với
nước, Vừng kéo được cái mảng nứa
ghếch đầu lên bến. Cái mảng chẵn chịn
mười cây nứa cái óng ả vàng. Của
đáng tội, nước ven bờ không xiết mấy.
Chứ nước như giữa dòng kia, nó chả
kéo bung cả gốc cơi lên mà cuốn đi,
chứ nói gì đến cái mảng. Sức Vừng sao
địch được. Vừng rút con dao dựa ra
khỏi bao đeo lủng lẳng bên hông. Trai
Tày, con dao chỉ rời khỏi người khi lên
giường ngủ với vợ. Lưỡi sao sắc lẻm,
vừa chạm vào mối lạt bện mảng, lạt đã
đứt lìa. Vừng lay từng cây một rồi rút
mạnh. Chả mấy, cả bè nứa đã nằm
ngoan ngoãn trên bến. Vừng chỉ việc
tách từng cây ra xếp vào thành đống,
sau đó bứt dây muống mủ bó lại thành
hai bó. Mỗi bó năm cây. Phải đi hai
chuyến mới hết. Vác nứa phải có mẹo.
Nhất là nứa ngâm nước. Mỗi bó, Vừng
để một cây thò lên khoảng nửa mét, rồi
đặt lên vai mà kéo đi. Chứ ai vác được.
Chưa đầy một giờ, cả hai bó nứa đã
nằm trên sân. Vẫn con dao ấy, Vừng
căn nứa thành nhiều khúc, chẻ tư, dựng
kín bếp. Nào. Giờ chỉ sợ không có gạo
mà thổi. Vừng hoan hỉ nhóm lửa, bắc
nồi. Còn mấy con cá khô rán nốt. Cứ
mưa thế này, chắc mai vợ con Vừng
cũng chưa về được. Vợ Vừng, lười có
tiếng ở vùng này. Luộm thuộm, bẩn thỉu
cũng có tiếng luôn. Nghĩ lại mà ghê, cái
độ thằng cò chưa đủ răng ấy, nó nhá
cơm cho con với cá khô. Cứ một mồm
đầy, thì con nửa, mẹ nửa. Nó đùn cơm
ra ba đầu ngón tay, vỗ bộp vào mồm
thằng bé đang nằm ngửa trên đùi. Rồi
cũng mấy cái ngón tay ấy, nó sờ hết
mông, hết chân thằng bé, rồi sờ cả chim
con. Trông mà bực vì cái bàn tay ấy
vừa lê la khắp vung nồi, khắp chiếu
ngồi. Nó nhá bốn bát cơm thì thằng bé
mới no. Khi dọn mâm, cũng mấy ngón
tay ấy, nó sục vào đáy nồi cơm mà lùng
cháy. Rồi thì vo, thì nắm, ăn hết vỉ cháy
to như cái quạt mới đứng lên dọn dẹp.
Bữa cơm nào cũng thế, mặt nó đầy nhọ
nồi. Tay, chân, vạt áo, chỗ nào cũng
nhọ. Hồi Vừng lấy nó, gia đình chẳng ai
đồng ý cả. Nhưng nó chửa rồi thì lấy
thôi. Cái sự chửa của nó, cũng hay.
Hôm ấy mưa như thế này, nó sang nhà
Vừng vay củi. Vừng ngạc nhiên. Lạ thế,
gái mười tám đi vay củi mà không biết
ngượng. Rồi Vừng đùa. Vay thì phải trả
đấy nhé. Nó gật lia lịa. Suốt cả tuần
mưa, nó vay củi ba lần. Cái lần thứ ba
ấy, cả nhà đi đám giỗ trong làng, mỗi
Vừng ở nhà. Vừng đang trùm chăn
nghe đài, thì nó mò lại xin nghe nhờ.
Thế là, sau chương trình dân ca ấy... nó
quen. Cứ nhà Vừng đi vắng hết là nó
sang. Khi mượn cào cuốc, lúc nhờ mài
dao. Độ dăm lần dân ca thì nó chửa.
Vừng tiết lộ với anh cả. Anh ngạc nhiên.
Mày chết nó ở điểm gì? Ở mấy cái nhọ
à? Vừng cũng ngạc nhiên. Ừ nhỉ? Sao
lại thế chứ?
Đang bần thần nhớ lại chuyện thì
lão Ang đứng sừng sững cửa bếp.
Vừng tái mặt. Lão Ang gằn giọng. Ai
cho mày lấy mảng tao làm củi? Vừng
nhanh trí. Cháu thấy nó trôi phăng
phăng ngoài sông, bơi ra dìu về, chẻ
đóm nhóm bếp. Chứ gan đâu mà dám
lấy mảng làm củi. Cháu tưởng mảng lạc
thôi. Lão Ang nhếch mép. Mày giỏi lắm.
Lạc hay không cũng là mảng tao. Tạnh
mưa, lấy nứa về đền tao. Không thì
đừng có trách. Nói rồi lão Ang quay
ngoắt. Vừng thấy mặt đỏ bừng vì xấu
hổ. Khốn nạn thế đấy. Đi làm thuê
quanh năm. Tậu được con trâu, ở nhà,
vợ bán, nương bỏ rậm. Tiền Vừng
mang về chỉ đủ gạo cho bốn miệng ăn.
Cái rau cũng không trồng được mà ăn
phải đi xin anh trai. Động nói ra là nó
bỏ đi ngoại. Nhà mẹ vợ Vừng, trước ở
gần nhà Vừng, nhưng sau này, bán hết,
chuyển sang bên kia sông, ở theo con
trai. Nghĩa là anh trai vợ đi ở rể. Có con
trai duy nhất cho đi ở rể, kể ra, cũng chỉ
có bố mẹ vợ Vừng làm thế. Rồi bán cả
nhà cửa, bỏ bản đi đến ở trên nhà
thông gia, cũng chỉ có bố mẹ Vừng làm
thế. Ai nói thì ông bà viện cớ, thông gia
khuất rồi, về một nơi cho tiện. Với lại,
cũng phải giữ lời với người đã chết chứ.
Ai lại, họ vừa nằm xuống đã nuốt lời,
đòi con trai về.
Ghét cái là vợ Vừng, nó cũng thậm
thụt qua về bên ấy quá nhiều lần cơ.
Một tuần thì đến năm ngày bên ấy. Lấy
chồng rồi mà như thể ngựa hoang.
Thích gì làm nấy như thể chồng chết rồi,
hoặc không có chồng vậy. Mà mẹ vợ
Vừng cũng hay lắm nhé. Lúc nào cũng
cái điệu. “Về! Về nhà thôi!”. Hơi tí giở
giọng đòi con gái về. Nực hết cả ruột.
Anh trai Vừng bảo: Mày trả đi, tao cho
mày vay con trâu mà cưới vợ khác.
Nhưng Vừng không nghe ai cả. Ăn ở
với nhau từng ấy năm tháng, chẳng gì
thì cũng thân thiết hơn cả người ruột thịt.
Lòng dạ nào lại làm thế. Nhưng mỗi lần
vợ Vừng bỏ về ngoại là Vừng tức lắm.
Tức mà chưa nghĩ ra cách gì để trị nó
cả. Từ giờ đến Tết, còn mấy đỗi. Vậy
mà gạo còn lưng vại, củi không một
que, gà lợn không có, bốn miệng người
có khâu lại được không? Hay kéo nhau
sang bên kia sông mà ăn vạ anh vợ.
Nhục quá thể là nhục. Vợ với chả con.
Đang nghĩ tiến nghĩ lùi thì vợ Vừng
cõng con về đứng lù lù trong sân. Tay
dắt đứa lớn, lưng đeo đứa bé, trước
ngực lủng lẳng hai quả bí ngô buộc dây
rừng vắt qua cổ. Hai tay hai cái rọ. Một
rọ đựng con lợn con, mõm nhọn hoắt,
lông đen nhánh, to hơn cái bắp chuối
rừng tí. Một rọ là bốn con gà con, cũng
đen nhủi như mấy con cuốc. Vừng đang
nhướng mắt lên nhìn thì nó quát. Ngu
thế! Không biết đường đỡ con xuống à.
Vừng cằn nhằn. Thế mày không biết
đường đặt hai cái rọ xuống à? Vợ Vừng
vênh mặt lên. Đặt thế nào được. Phải
cắm hướng chuồng đã rồi mới đặt
xuống, thì mới nuôi được chứ. Vừng phì
cười. Ba bữa nửa tháng mày lại không
đè chúng ra mà thịt ấy chứ. Bao nhiêu
lần Vừng chứng kiến nó bắt gà giống
nấu cháo ăn rồi. Ăn hết con ăn sang
mẹ. Lợn thì chưa mọc mũi sủi tăm nó đã
nại là chậm lớn, là hay phá vườn hàng
xóm, là hay vào nhà dũi ủi… Rồi thì nó
kết luận là phải thịt. Anh trai hay cô chú
bác họ hàng thương tình cứ cho con gì
là nó thịt con ấy rồi đổ cho chết bệnh
hoặc cáo cầy bắt. Vừng vừa đón thằng
bé ngủ gà gật trên địu xuống vừa tủm
tỉm cười. Đặt con vào giường rồi Vừng
quay ra gỡ hai quả bí nặng đến hơn
chục cân ra khỏi cổ nó. Nó xách hai cái
rọ đi ra đầu bếp bắt đầu dò hướng
chuồng. Nó thả cả rọ lợn xuống trước,
lấy tay ẩy mạnh, cái rọ lăn lông lốc
mấy vòng rồi dừng lại. Nó lấy chân
khều một hòn đá đặt vào chỗ ấy, chứ
cũng chả thèm cúi xuống. Sau đó, nó lại
làm thế với cái rọ gà. Như thế gọi là
cắm hướng chuồng. Xong rồi thì lấy hai
đoạn cây tươi cắm vào chỗ đã đánh
dấu làm cọc, buộc con lợn vào một cọc,
rọ gà vào một cọc. Nó rì rầm khấn gì
đó trong miệng rồi đi vào bếp, ngạc
nhiên hỏi. Này, đóm nứa ở đâu mà lắm
thế? Vừng nhoẻn cười. Mảng lão Ang
đấy. Lão vừa sang bắt đền. Nó sầm
mặt. Đền gì! Cứ để lão ấy sang đây…
Có vợ về, Vừng vững dạ hẳn, ra
vào cười nói vui vẻ. Mấy bữa nay không
thấy vợ nhọ mặt nữa. Quần áo, nhà
cửa, con cái cũng sạch sẽ gọn gàng
hơn. Nhất là cái bếp. Vừng thấy lạ lắm.
Cái con người bảo thủ này mà lại biết
thay đổi sao? Hỏi nó, nó ngúng nguẩy
không nói. Con lợn được chăm bẵm
cũng sỉnh lên đấy. Đàn gà con thì tôm
đã xòe cả rồi. Vợ chồng dí dúi bảo
nhau phát nương, đốt, chờ ngày tra hạt
xuống. Anh em, mỗi người mỗi bếp, ai
cho ai mãi được. Cái lão Ang năm lần
bảy lượt sang đòi mảng không được thì
chán rồi. Bỗng nhiên một hôm, nó nhắc,
vẻ bồn chồn ngao ngán như thiếu cái gì
Tác giả Tống Ngọc Hân sinh 1976; Quê quán: Thanh Ba - Phú Thọ, là Hội viên Hội Nhà
Văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ Thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Giải thưởng chính:
Tập thơ đoạt giải thưởng của UBTQ Liên hiệp các hội văn học nghệ
thuật Việt Nam (2008); Tập truyện ngắn đoạt giải Ba của Hội văn học nghệ thuật Thiểu số
Việt Nam (2009)
;
Tập truyện ngắn đoạt giải Nhì giải thưởng Phan Xi Păng (2007 - 2012)
;
Giải Nhất Truyện ngắn Lào Cai (2012 - 2013)
;
Giải Ba Truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ
Quân đội (2013 - 2015)
;
Tiểu thuyết
Âm binh và lá ngón
đoạt Giải Ba cuộc thi Vì an ninh
Tổ quốc và bình yên cuộc sống do Bộ Công an và Hội nhà văn tổ chức (2012 - 2015); Tập
truyện ngắn đoạt Giải Ba cuộc thi Nông thôn đổi mới do Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn phối hợp Hội nhà văn Việt Nam tổ chức (2015 - 2016)
;
Tiểu thuyết
Huyết ngọc
giải Nhất giải thưởng Phan Xi Păng (2012 - 2017)
;
Giải Nhất Truyện ngắn ba tỉnh Lào Cai -
Yên Bái - Phú Thọ năm 2017.
Truyện ngắn
Vợ đẹp
đã ra đời như thế nào?
Khi được đề nghị cộng tác với TCTH, tôi nghĩ ngay đến câu chuyện như đã kể cho các bạn
nghe. Vì theo tôi được biết, đồng bào dân tộc Tày ở Lào Cai là cộng đồng dân tộc năng
động và nhạy cảm với hội nhập nhất. Họ rất chóng thích nghi với những đổi mới và luôn
biết tự rũ bỏ những gì cũ kĩ không còn phù hợp như cởi ra một chiếc áo vừa chật vừa rách.
Tôi không tham vọng vẽ một bức tranh lớn, mà chỉ kể về những hạt nhân nhỏ bé của xã hội.
Kể về cái cách họ đón nhận ánh sáng văn minh một cách chân thực nhất. Từ một người đàn
bà luộm thuộm, nhếch nhác đến chồng còn chán, chỉ nhờ cái ti vi nhà anh trai, cô ấy đã
khiến chồng mình phải ngỡ ngàng nhận ra những giá trị thật của bản thân mình mà lâu
nay đói nghèo, lạc hậu che phủ khiến ngay cả những người thân nhất chưa kịp nhận ra.
VỢ ĐẸP
Truyện ngắn của
Tống Ngọc Hân
Xuân Mậu Tuất 2018