Xuân Mậu Tuất 2018
104
Đ
ầu năm mua muối…
chắc để cho cả năm
mặn mà, cho cái may
mắn nhiều như hạt muối.
Dân gian thường nghĩ vậy, thường
áp dụng như vậy trong việc mua muối, cũng
như suy diễn trong nhiều việc mua bán chợ
búa hàng ngày. Sớm mồng một Tết là có
tiếng rao bán muối. Giá như năm nào mua
muối đầu năm mà cũng được may mắn thì tốt
biết bao. Việc mua muối đầu năm giống như
lời chúc tốt lành ấy - mong muốn vậy thôi,
còn cái sự đời, cái lẽ đời, cái may rủi đời
người vần xoay sao biết được. Cứ mua thôi,
mua theo tập tục, mua để duy trì tập tục cho con
cháu.
Chị bán muối ấy thường đứng ở đầu đường,
nơi chợ tụ vào một thoáng sáng sớm nơi đầu
đường góc chợ. Phải rất sớm vì nếu chỉ muộn chút
thôi, mươi mười lăm phút gì đó thôi, chợ bị đuổi thì
chạy khó lắm. Xe muối nặng. Hỏi hai sọt muối
này chừng bao nhiêu cân? Hai tạ. Người đàn bà
tầm trung bình - không cao, không gầy này với
chiếc xe đạp thồ hai tạ muối. Hỏi rằng phải đạp
xe bao nhiêu cây số để ra đến đây? Hỏi rằng
phải đi từ mấy giờ sáng mà bây giờ sương chưa
tan đã đứng bán muối rồi? Từ nhà tới nơi lấy
muối rồi ra đến phố là hơn 20 cây số. Để ra đến
Tản văn của
BÙI KIM ANH
Đầu năm
mua muối
M
ùa xuân năm trước không lưu lại
nhiều ấn tượng, bởi vì khi đó cả hai
chúng ta còn quay như chong chóng
với chu kì ăn uống, ngủ nghê, vệ
sinh trong ngày của con. Không gian mùa xuân
quây kín trong bốn bức tường phòng ngủ, vì mẹ sợ
đủ thứ: sợ gió rét, sợ côn trùng bay vào, sợ những
tiếng cười nói quá to làm con thức giấc... Mẹ ngồi
ôm con, ngắm nhìn cảnh sắc bên ngoài ô cửa sổ.
Núi rất gần nhưng hơi sương lảng bảng làm mờ
nhòe hình dáng ba đỉnh tam giác sừng sững đứng
cạnh nhau, những cánh hoa còn đeo nặng sương
sớm chỉ cách một tầm với nhưng bàn tay nhỏ bé
của con vẫn chưa chạm vào được. Mùa xuân đã
đi qua chúng ta bên ngoài cửa sổ...
Năm nay, con đi đón mùa xuân bằng những
bước chân tự tin trên đôi giày cao cổ màu đỏ sẫm,
nhỏ như hai búp hoa lay ơn vừa hé mở. Tóc con
buộc hai bím dài mềm hơn, mắt con lấp lánh những
tia nắng cùng áo khăn rực rỡ. Tết ở phố, mọi thứ
hầu như đều nằm sẵn trong siêu thị, đủ đầy lấp
lánh trên các quầy, các kệ đứng xếp hàng
ngay ngắn. Mẹ nhắc mình buông bớt
những bận rộn, ồn ào ngày cuối năm để
mỗi chiều đón con sớm hơn một chút,
để đi “giám sát” mùa xuân về đến đâu
rồi. Những hàng cây xung quanh vườn
hoa trước sân chung cư dường như
đón nhận được tín hiệu của mùa mới
sớm nhất, một lứa lá non trổ ra xanh
mướt, những chiếc nụ li ti mọc thành
chùm ngay trên đầu cành. Con hồi hộp
theo dõi những chùm nụ, đến một
chiều bỗng reo to lên khi thấy chùm
hoa ngan ngát tím bung nở. Ngón tay
nhỏ xíu chạm nhè nhẹ vào cánh hoa,
vừa rụt rè vừa háo hức trước khám phá
đầu tiên về sự sinh sôi.
Sáng nay, mẹ đưa con đến trường sớm để
cùng các bạn gói bánh chưng. Con được
các cô hướng dẫn cách cắt lá, đặt lá
vào khuôn, đổ gạo, dàn nhân cho
đều, xếp thịt vào giữa rồi gấp
mép lá, buộc lạt thành hai
đường vuông góc. Con chăm
chú nhìn từng động tác của cô
rồi bắt tay làm theo. Cô vừa
khen con khéo tay, vừa kín
đáo sửa chữa “tác phẩm” đầu
tay của con. Thực hành xong
chiếc bánh thứ hai thì con biết
thêm sự tích
Bánh chưng bánh
dày
, biết người đầu tiên làm ra
chiếc bánh là chàng Lang Liêu hiếu
thảo. Đôi mắt trong veo với vẻ mặt “ngố
ngố” đặc trưng trước những điều mới lạ chính là
nét biểu đạt rằng con rất thích thú khi được gói gọn
sản vật của đất trời trong một hình vuông xinh xắn.
Hình vuông đó là mặt đất trong biểu tượng cặp đôi
“trời tròn -
đất vuông”, từ đất trời hòa hợp đó
mà vạn vật được tốt tươi, làm
nên hương sắc mùa xuân
đang đến gần.
Bánh gói xong được
xếp vào một chiếc nồi
to, các cô bắc bếp
đun ngay dưới sân
trường. Đây là lần
đầu tiên con được
nhìn ngọn lửa cháy
bập bùng từ những
thanh củi, nhảy nhót
reo vui xung quanh nồi
bánh. Con khe khẽ đến
gần hơn bên bếp lửa, hơi
nóng tỏa ra khiến đôi má con
hồng dần lên, những ngọn khói vờn
lên mỏng mảnh như chiếc khăn lụa tan dần vào
không khí. Còn mẹ, chỉ nhìn khói bếp thôi cũng đủ
cay mắt. Từ khi xuống phố học hành, hối hả làm
việc để được ở lại nơi này, bận bịu với những lo
toan, mẹ đang dần buông rơi sự tích trong đời
sống ngay bên cạnh mình. Lấy lí do
công việc, mẹ thường về với ông bà
vào ngày cuối cùng của năm, khi cành
đào phai đã cắm chỉn chu vào bình,
cặp bánh chưng xếp ngay ngắn trên
bàn thờ, củi lửa gọn ghẽ trong góc
bếp, ngoài sân, trong nhà đã tinh tươm
như mùa xuân đã về sẵn ở đó... Mẹ
đang dần đánh mất cơ hội của chính
mình được chạm tay vào mùa xuân.
Chiều nay đi học về, trên tay con là
chiếc bánh chưng đã được luộc chín
vẫn còn đang tỏa mùi thơm ấm sực.
Đặt chiếc bánh vào tay mẹ với tất cả
niềm tự hào, con không biết là đang
trao cho mẹ mùa xuân đầu tiên
của mình.
Tản văn của
PHẠM THỊ PHONG LAN
Chạm tay vào
mùa xuân