Xuân Đinh Dậu 2017
80
Bãi biển ở Déhé
G
uadeloupe là một đảo lớn trong vùng
Caribe, một điểm đến hợp lí vừa để nghỉ
ngơi vừa khám phá, lượng khách du lịch
vừa phải để không quá ồn ào và biến
mọi dịch vụ trở nên quá công nghiệp, còn đó cả một
vùng thiên nhiên hoang dã cho những người thành thị
tìm kiếm điều mới lạ. Tôi đã lưu lại nơi này 7 tháng
và lúc về vẫn còn chút tiếc nuối vì chưa đi hết được
“hang cùng ngõ hẻm”. Bởi cứ rẽ vào mỗi ngóc ngách
nào đó lại thấy mở ra một cảnh quan mới, có thể là
một bãi biển hoang vu hay cả một khoảng rừng me,
rừng táo mùa trĩu quả mà chỉ có mỗi chim ăn. Với
diện tích 1.628 km
2
được biển và rừng bao bọc,
người dân Guadeloupe thực sự được hưởng một di
sản thiên nhiên quý giá. Một cách rất khôn ngoan, họ
sống hoà mình trong thiên nhiên, khai thác chút đỉnh,
còn lại là bảo vệ thiên nhiên như chính cuộc sống của
họ. Thế nên, đi ra khỏi hai thành phố trung tâm là
Point-à-Pitre và Basse-Tere chỉ thấy biển và rừng.
Sự pha trộn giữa châu Phi,
châu Mỹ và châu Âu
Những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến
vùng Caribe là người Tây Ban Nha vào cuối thế kỉ
15 và biến Guadeloupe thành thuộc địa. Đến giữa
thế kỉ 17, đảo lại rơi vào tay Pháp và thành thuộc
địa lâu dài của nước này. Ngày nay Guadeloupe là
một tỉnh hải ngoại của Pháp, dù nằm cách chính
quốc gần 7.000 km.
Người dân trên đảo chủ yếu là người gốc Phi được
đưa tới đây từ thời Pháp thuộc để phục vụ cho lao
động sản xuất. Trải qua hàng thế kỉ, họ xây dựng
một nền văn hoá Créole (cũng là tên gọi cộng đồng
người bản xứ thuộc dòng dõi lai giữa dân bản xứ
với dân châu Âu) độc đáo dẫu riêng biệt mà lại pha
trộn thêm vài nét kiểu Pháp và một chút châu Mỹ
trong đó. Họ nồng nhiệt, yêu thích hội hè và màu
sắc rực rỡ, lịch sự mà dễ gần.
Người Créole có ngôn ngữ riêng, nhưng ngôn
ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Pháp. Cũng là
câu chào buổi sáng (bonjour) và buổi tối (bonsoir)
như ở Paris, nhưng kiểu chào của người vùng biển
lúc nào cũng thân thiện chứ không kiểu cách. Dù lạ
hay quen, mọi người cất tiếng chào nhau khi bước
vào cửa hàng tạp hoá, trên xe buýt hay trên đường
đi khiến tôi cảm giác như đang sống ở một ngôi
làng nhỏ mà ai cũng biết nhau. Sau màn chào hỏi
xởi lởi thì việc bắt chuyện với họ cũng tương đối dễ
dàng. Họ không ngại dành thời gian để giải thích về
chuyện nọ chuyện kia mà bạn muốn biết hay chỉ
đường đến chỗ này chỗ khác. Có đôi lúc, tôi cảm
thấy như mình đang ở Italia khi thường xuyên gặp
những lời tán tỉnh. Không chỉ thốt lên như hát “Oh
la bella!” (Ôi, người đẹp ơi) như khối anh ở Rome
với các cô gái đi ngang qua mà các ông
Guadeloupe tuôn hẳn một tràng dài, có lẽ vì tốc độ
phát âm của tiếng Pháp nhanh hơn. Nếu đang ở
trên bãi biển, bạn có thể lịch sự đáp rằng mình
muốn yên tĩnh đọc sách và thế là không ai phiền
bạn nữa.
Tôi đặc biệt thích những ngôi nhà vùng này,
không chỉ về mặt thẩm mĩ mà nó còn đem lại cảm
giác yên bình. Nhà cổ thường là nhà gỗ nên dấu
vết thời gian càng in rõ nét. Những ngôi nhà gỗ cũ
tập trung ở thành phố và các thị trấn, dù là gỗ mộc
bạc màu hay gỗ phủ sơn màu sắc đều gợi chút hoài
niệm, như một sự hiện hữu nối liền quá khứ. Những
ngôi nhà hiện đại thì mang vẻ phóng khoáng của
miền biển, ưu tiên sự rộng rãi hơn là chiều cao,
nhà nào cũng dành một khoảng ban công rộng để
được gần gũi với thiên nhiên trong lành, buổi sáng
nhâm nhi cà phê hay những tối tiệc tùng đều diễn
ra ở ban công. Họ cố gắng bố trí để từ phòng nào
trong nhà cũng nhìn thấy biển, mở cửa ra là thấy
cả một màu xanh biếc mênh mông. Hàng rào chỉ
để phân chia ranh giới và làm đẹp nhiều hơn tác
dụng chống trộm.
Biển có gì lạ?
Guadeloupe có quá nhiều bãi biển, nhiều một
cách thừa thãi vì thế nên càng dễ chiều lòng người.
Malendure hay Saint Anse có nhiều dịch vụ vui chơi,
ăn uống, lúc nào cũng tấp nập khách du lịch và cả
dân địa phương. Déhé hoang sơ trải dài hàng cây
số chỉ có ta với ta. Bananier là bãi biển động cho
những ai thích chạy nhảy nô đùa với con sóng hoặc
thích chơi lướt ván. Bãi biển cát đen thô hay cát
vàng mịn màng, nơi biển màu ngọc lam hay xanh
dương, xanh xám... đều có cả, vô vàn lựa chọn tuỳ
theo sở thích và cảm hứng mỗi người, mỗi ngày.
Các hoạt động ở biển cũng rất phong phú, điều
đáng nói là người ở đây yêu thích thể thao, nhất là
các môn thể thao dưới nước nên ra biển không có
nghĩa là chỉ bơi và nằm dài trên cát thư giãn. Các
môn thể thao phổ biến là: lặn, chèo thuyền kayak,
các loại lướt vát (lướt ván sóng, lướt ván buồm, lướt
ván diều...), thậm chí cả nhảy dù.
Thiên nhiên được bảo vệ một cách cẩn trọng
nên ngay cả ở những bãi biển đông người, tôi cũng
được bơi với cá, nếu đứng yên dưới nước chúng còn
tìm đến rỉa nhẹ vào chân. Dùng mặt nạ snorkeling
XỨ SỞ
NHIỆT ĐỚI
PHÍA BÊN KIA
ĐỊA CẦU
Bài và ảnh:
Lê Hà
Thật bất ngờkhi đi nửavòng Trái đất lại bắt gặpmột vùng đất giống Việt Nam đến vậy. Thiên
nhiên nhiệt đới khiến cho quần đảo Caribe ở tận châu Mỹ xa xôi bỗng trở nên gần gũi lạ
thường, tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà khách đường xavội mất hứng bởi còn có nhiều khác
biệt độc đáo bù đắp cho sự háo hức của những người đã cất công tìm đến nơi.
Vườn thực vật ở Deshaies
Hoa phượng nở rực rỡ khắp đảo