70
mặc một bộ đồ như vừa đi phượt về: quần
hộp rằn ri, áo phông xanh bạc màu, tóc
búi cao và hoàn toàn... không trang điểm.
Nhưng sau này, khi đã bước vào làm việc
ở VTV, tôi hiểu tất cả những điều đó phản
ánh phần nào tính chất công việc ở đây:
luôn hối hả, bận rộn, thực chất, không hề
hào nhoáng, hình thức” – BTV Phan Dũng
tâm sự.
Không thể không nhắc đến chương
trình gắn với Phan Dũng 10 năm nay là
Đường lên đỉnh Olympia
với vai trò nhà
sản xuất. Đặc biệt, năm nay, VTV tròn 50
năm tuổi cũng là thời điểm
Đường lên đỉnh
Olympia
kỉ niệm 20 năm tuổi. Nói về sự gắn
bó với chương trình này, Phan Dũng cho
biết: “Hiện nay,
Đường lên đỉnh Olympia
luôn nằm trong top 5 chương trình truyền
hình có tỉ lệ người xem cao nhất khu vực
Hà Nội (và nhiều khu vực khác) trong
khung giờ 13h00-14h00 Chủ nhật. Rating
bình quân ở khu vực Hà Nội trong 6 tháng
đầu năm 2020 trên 6.0. Không chỉ vậy, 20
năm qua,
Đường lên đỉnh Olympia
đã hình
thành cộng đồng thí sinh gần 3.000 bạn trẻ
nhiệt huyết, tài năng, có khát khao cống
hiến cho đất nước. Đồng thời, góp phần
cổ vũ, động viên ước mơ chinh phục kiến
thức, đi lên bằng chính sức mình. Và chắc
hẳn không chỉ tôi, mà bất kì ai được làm
một chương trình “quý giá” như vậy đều
mong muốn được gắn bó lâu nhất có thể”.
Phan Dũng quan niệm, làm truyền
hình cũng như “người bán hàng”, phải
làm ra sản phẩm vừa mắt, hợp ý khách
hàng (khán giả); phải phục vụ chu đáo, tận
tình, niềm nở… Vì vậy, dù làm các chương
trình khác nhau về quy mô, tính chất… thì
người thực hiện luôn phải tìm cách truyền
tải gần gũi, hợp thời. “Rất may mắn, sau
khi ra trường, tôi được nhận vào làm việc
ngay ở VTV3. Về nghề, đây là môi trường
số một để học hỏi, trau dồi. Nhiều năm
trước, có nằm mơ tôi cũng không thể
thấy cảnh tượng mình sẽ làm việc chung
với những “cây đa cây đề” như nhà báo
Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan, Lại Bắc Hải
Đăng, Bùi Thu Thủy, Nguyễn Tùng Chi…
Do đặc thù truyền hình, VTV quy tụ được
những người tài năng nhất trong nhiều
lĩnh vực: kinh tế, văn học, âm nhạc, công
nghệ thông tin, hội họa, đồ họa… Mỗi dịp
làm việc với họ là mỗi lần Phan Dũng tự
học hỏi thêm được một bài học đáng quý.
ĐẠO DIỄN KHẢI ANH - NGƯỜI TRẺ
TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG
Tiếp xúc với nghề làm phim truyền
hình từ khi đang là sinh viên năm thứ hai,
khoa Đạo diễn, Trường Sân khấu Điện
ảnh, Khải Anh từng trải qua đủ việc lặt vặt
như bưng bê nước rót, làm chân chạy cho
đoàn phim, làm trợ lí, làm phó đạo diễn,
làm đồng đạo diễn. 7- 8 năm đó đã rèn
giũa thành một đạo diễn Khải Anh của
ngày nay. “VFC là môi trường rất tốt để
đào tạo một người gã trai trẻ với mớ kiến
thức trên ghế nhà trường trở thành một
đạo diễn”, Khải Anh nói.
Là con trai của NSND Khải Hưng, lúc
đó đang là Giám đốc của VFC, Khải Anh
có những may mắn nhất định. Dù không
trực tiếp dạy nhưng nhờ có bố, anh được
tiếp cận sớm hơn với phim truyền hình.
Khi NSND Khải Hưng đương chức, ông
khá khắt khe với Khải Anh trong công việc.
Tuy nhiên, Khải Anh không hề áp lực vì
làm con của một đạo diễn nổi tiếng. “Hãy
tự đi lên, hãy dấn thân cho đam mê, bạn
sẽ thành công”, anh chia sẻ. Ngay từ khi
bước chân vào con đường đạo diễn phim
truyền hình, Khải Anh đã định hình một
hướng đi riêng: đó là thử sức ở các loại đề
tài, thể loại phim chứ không theo một lối
SỨC TRẺ
ở VTV
(Tiếp theo trang 69)
ĐD Khải Anh trên phim trường
Mê cung
ĐD Khải Anh (áo trắng)
tại hậu trường phim
Tuổi thanh xuân
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM