71
mòn nào: “May mắn của tôi là được nhìn
nhận và tin tưởng giao cho những dự án
đúng vào đam mê, sở trường và giúp tôi
khẳng định chính mình”. Phim do Khải Anh
đạo diễn đều có những dấu ấn thành công
nhất định. Có thể kể đến:
Tuổi thanh xuân
-
dự án phối hợp sản xuất với đội ngũ làm
phim của Hàn Quốc; phim mua bản quyền:
Người phán xử
,
Nhà trọ Balanha, Ngày ấy
mình đã yêu
rồi
Mê cung
đều có những
màu sắc và sức thu hút riêng.
“Càng làm cái mới, càng thay đổi chính
mình, tôi càng hào hứng. Vẫn còn nhiều
thể loại tôi chưa khám phá. Tuy nhiên, cần
thêm thời gian để tôi tích lũy, tìm tòi, chiêm
nghiệm thì mới đủ sức làm”, Khải Anh cho
biết. Anh thường đặt mục tiêu, bộ phim tới
phải hay hơn, tốt hơn bộ phim trước đó.
Một bộ phim là sự kết hợp của cả tập thể,
đạo diễn chỉ là người truyền cảm hứng
cho tất cả các thành phần trong đoàn
làm phim: “Tôi phải sống sao cho anh em
thấy “lửa”, thấy nhiệt huyết, trách nhiệm
của chính mình thì mới thuyết phục mọi
người”. Hiện tại, Khải Anh đang là trưởng
phòng Nội dung 4 của VFC. Điều đó vừa
là áp lực vừa là động lực để anh cố gắng
phải làm tốt phim của mình vừa làm tốt
công việc tổ chức sản xuất cho các đoàn
làm phim thuộc phòng quản lí.
Nối tiếp dòng chảy của những người
làm phim ở VFC, đạo diễn Khải Anh cũng
tự đặt ra trách nhiệm cho bản thân: “Với
tôi, VFC là một gia đình. Từ bé, tôi đã gọi
các thành viên của Trung tâm sản xuất
phim truyền hình là anh, là chú; bố tôi
cũng dành cả tuổi trẻ, cả hoài bão ở đây;
người anh, người thầy thân thiết của tôi
là đạo diễn Đỗ Thanh Hải cũng dành bao
tâm huyết nên nhiệm vụ của tôi cũng phải
cùng chung tay tạo ra một thế hệ nối tiếp
ở VFC. Cho đến khi các thế hệ trước nghỉ
hưu, liệu thế hệ làm phim truyền hình như
tôi có làm được tốt không, đấy là điều tôi
cũng trăn trở, suy nghĩ”. Sinh năm 1982,
tuổi đời không trẻ, nhưng Khải Anh thuộc
thế hệ đạo diễn đang tràn đầy sức sáng
tạo, nhiệt huyết trong công việc và có
nhiều đóng góp tích cực, làm nên những
thành công mang thương hiệu VFC.
MC NHUNG ANH:
KHÔNG NGẠI DẤN THÂN
Sở hữu gương mặt sáng, có nhiều tố
chất, có thể chọn cho mình những lĩnh
vực khác hấp dẫn hơn nhưng Nhung Anh
lại chọn cho mình con đường đến với
Ban Sản xuất các chương trình thể thao.
Đến với truyền hình như một cơ
duyên, Nhung Anh tự nhận mình không
lợi cả đường hình và tiếng, nên lúc
đầu cô khá tự ti khi lên hình. Nhiều khi
chán nản và không dám xem lại những
chương trình mình từng dẫn. Trải qua
một thời gian trong nghề, cô gái 23 tuổi
này mới nhận ra được điều quan trọng
là mình phải hiểu vấn đề, hiểu về những
thông tin mình truyền tải, kiến thức và sự
tự tin. Làm công việc truyền hình đã khó,
nhưng với các phóng viên “bám” các sự
kiện thể thao, thường là “căng như dây
đàn”. Ở thời điểm công nghệ thông tin
bùng nổ, những kĩ năng của một phóng
viên thể thao lại càng phải hoàn thiện
hơn. Một điều Nhung Anh luôn tâm niệm
là cố gắng tìm ra được những chi tiết
thú vị, khác biệt, dù nhỏ thôi nhưng sẽ
giúp thông tin của mình trở nên đặc biệt
hơn. Muốn làm biên tập viên truyền hình
hay làm MC giỏi chỉ đam mê thôi chưa
đủ. Công việc này cần sự khám phá,
thử thách bản thân, khả năng cân bằng
giữa công việc với cuộc sống. Chia sẻ
về những kỉ niệm đáng nhớ trong nghề,
Nhung Anh cảm thấy rất may mắn khi
được là phóng viên của VTV và có cơ hội
được đi tác nghiệp tại những giải đấu ở
nước ngoài như SEA Games hay ASEAN
Para Games, được sử dụng những trang
thiết bị hiện đại nhất.
Năm 2014, Nhung Anh được phân
công phỏng vấn trực tiếp HLV trưởng
của ĐT bóng đá Việt Nam bấy giờ là
ông Toshiya Miura trước trận chung kết
World Cup giữa Đức và Argentina. Đã
được sử dụng công nghệ Streambox để
phỏng vấn trực tiếp trước đó, Nhung Anh
khá tự tin mình sẽ làm tốt. Dù vậy, tới khi
HLV Miura dự đoán rằng Đức sẽ thắng
thì hàng trăm cổ động viên của ĐT Đức
trở nên kích động và ào lên trên, cô thậm
chí còn chẳng thấy HLV đâu nữa, pháo
sáng và sơn bắn khắp nơi, cô buộc phải
tìm cách khiến đám đông bình tĩnh lại
và ra hiệu để S12 cắt sóng trả tín hiệu
về trường quay. Bài học nhớ đời khi đó
khiến Nhung Anh càng thận trọng hơn khi
tác nghiệp.
Để có được những kiến thức, kinh
nghiệm và những trải nghiệm quý báu,
Nhung Anh luôn dành sự tôn trọng và
ngưỡng mộ cho Trưởng ban, nhà báo
Phan Ngọc Tiến - người đã giúp cô nhận
thức rõ về tư cách đạo đức của người
làm báo, những điều cơ bản mà vô cùng
quan trọng nếu muốn gắn bó với nghề.
Trong 7 làm việc năm tại VTV, Nhung Anh
đã trải qua các công việc dẫn chương
trình, phóng viên, biên tập viên, nhưng có
một công việc cô cảm thấy hứng thú nhất
và... khó nhất, đó là bình luận. Số lượng
bình luận viên nữ ở Việt Nam không
nhiều nên cô càng thấy trân trọng hơn khi
được Trưởng ban tin tưởng và giao cơ
hội ở mỗi lần lên sóng. Việc không xuất
hiện mà khán giả vẫn nhận ra bạn khi
bình luận chắc là mục tiêu của Nhung
Anh trong tương lai, một thử thách vui vẻ
cho bản thân. Có một câu nói của CEO
Apple Tim Cook mà Nhung Anh nghĩ là
đúng với trường hợp của mình: “Làm
công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ
không phải làm việc ngày nào”.
NHÓM PHÓNG VIÊN
MC Nhung Anh trong
chương trình
360 độ thể thao
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM