66
Y
Tý được biết đến qua rất nhiều
bức ảnh đẹp của dân du lịch,
chuyên “phượt” cung đường
“săn mây”. Đầu năm nay, tôi đã có
chuyến công tác tại “biển mây” Y Tý, Lào
Cai để thực hiện MV trong chương trình
Tiếng Xuân
2020.
Bối cảnh đầu tiên của đoàn là xã A Lù,
huyện Bát Xát (độ cao 1.000m) có phiến
đá nhô ra giữa núi, từ đây có thể quan
sát toàn bộ thung lũng. Thời tiết có nắng
nhưng sương và mây cứ ào ào từng đợt
trôi qua phủ trắng xoá điểm quay. Khu
vực này không có bãi rộng để toàn bộ
nghệ sĩ múa triển khai đội hình tập thể
theo dàn dựng và tập luyện từ trước. Khi
đoàn về nghỉ ngơi, tôi nhận được thông
tin rất giá trị: đỉnh núi Lảo Thẩn là cung
đường của dân phượt “săn mây” đúng
như ý tưởng mong muốn. Nhưng để đến
được đây, ekip sẽ phải cố gắng trong
cuộc chạy đua cùng Mặt trời. Khó khăn
hơn nữa là để đến được đây, mọi người
phải đi bộ, băng rừng, qua đồi, leo núi
với gần 20km cả đi và về.
Hành trình “trekking” (đi bộ) của đoàn
quay bắt đầu vào 4h sáng hôm sau. Xe
dừng lại cũng là lúc mọi người chia nhau
từng vật tư, thiết bị mang vác theo. Lúc
ekip gần như cạn sức cũng là lúc biển
mây trắng xóa dần dần hiện ra trước
mặt. Đỉnh Lảo Thẩn xuất hiện trước với
biển mây đặc kín xung quanh. Phía dưới
chân là cả một không gian vô cùng bao
la, rộng lớn trời và mây, núi. Với độ cao
hơn 2.000m toàn bộ ekip đã ở phía trên
mây. Khung cảnh khiến sự mệt mỏi nhẹ
nhàng hơn hẳn, dần dần khi những tia
nắng “rơi” xuống nhiều hơn thì biển mây
lại hóa vàng rực rỡ. Với khung cảnh ấy,
những “shoot” hình tuyệt vời của ekip đã
hiện ra. MV đã có sự thành công nhất
định khi săn được “biển mây” đúng như
mong đợi.
THU HUỆ (
Ghi
)
Đạo diễn Phú Trần - Ban Văn nghệ
CHUYẾN CÔNG TÁC TẠI “BIỂN MÂY” Y TÝ
Đạo diễn Phú Trần
trên đỉnh Y Tý
V
ới tôi, ba năm gắn bó với
Việc tử tế
là hành trình với rất nhiều chuyến
công tác dài ngày. Chúng tôi không
ngại lặn lội tìm kiếm câu chuyện tử tế ở mọi
vùng miền trên cả nước, từ đồng bằng đến
những vùng núi xa xôi, hẻo lánh. Chuyến đi
Gia Lai vào tháng 3/2018 là một trong
những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ của tôi và
quay phim Trung Duy. Tại Gia Lai, chúng
tôi ghi hình câu chuyện cô gái BaNa chưa
chồng nhưng cưu mang hai em nhỏ bị bỏ
rơi; câu chuyện về những người thầy cô
giáo tại trường Đắk Rông, huyện KBang,
tỉnh Gia Lai, mỗi chiều Chủ nhật phải xuống
từng bản cách trường 20km, để đưa đón
học sinh đến trường. Những thước phim về
hình ảnh “bắt học sinh” lúc nửa đêm đã
khiến quay phim Trung Duy vô cùng vất vả
mới ghi lại được. Càng đi, chúng tôi càng
hiểu rằng, những nhân vật
Việc tử tế
của
mình đã hi sinh nhiều như thế nào để mang
đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Cũng từ đó, chúng tôi luôn tâm niệm, phải
nỗ lực hết mình để tạo ra những phóng sự
chân thực và ý nghĩa nhất.
Việc tử tế
đã đi qua chặng đường hơn
6 năm, còn chúng tôi như những cánh
chim không mỏi trên hành trình đồng hành
cùng chương trình.
Việc tử tế
còn trở
thành sợi dây gắn kết của những tấm lòng
hảo tâm. Nhiều nhân vật sau khi lên
Việc
tử tế
đã có một cuộc sống tốt hơn, như câu
chuyện hai người bạn cõng nhau đi học
được tặng 2 chiếc laptop để phục vụ cho
việc học, một người phụ nữ tại trại phong
Bắc Ninh có thêm một chiếc máy giặt để
đỡ công việc hàng ngày... Những món quà
tuy nhỏ nhưng là động lực để những việc
tử tế được tiếp nối, lan tỏa, và như một
thứ vitamin kì diệu giúp ekip không ngừng
cố gắng xây dựng chương trình ngày càng
chất lượng.
MỸ LINH
(
Ghi
)
PV Nguyễn Nga - Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số
NHỮNG HÀNH TRÌNH “TỬ TẾ”
Phóng viên Nguyễn Nga (áo đen)
và Ekip
Việc tử tế
“KHO BÁU” ...
(Tiếp theo trang 65)
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM